Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chơi hay, chơi có trách nhiệm mới là dân chơi

Theo blog Bố Cu Hưng
Mình khoái đánh thằng nào xâm lược, mình bực bội sao chúng ta không vác AK ra chơi bỏ mịa nó. Nhân buổi trà dư tửu hậu với anh bạn thiếu tá, chuyên gia quân sự, mình hỏi vài chuyện. Anh bạn giải thích đơn giản nhưng dễ hiểu, khai mở cho cái đầu ngu dốt về quân sự của mình.
Chúng ta mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa phòng thủ bờ biển như vậy có đủ sức chơi chưa? Bạn nói:
- Chúng ta luôn đủ sức và đủ hứng chơi nếu có đứa hấp dẫn nào khêu gợi. Nhưng về tiềm lực thì phải cân nhắc. Dàn tên lửa ta rất hiện đại, có khả năng theo dõi trên 300 mục tiêu và tấn công cùng lúc hàng chục mục tiêu. Tuy nhiên có nhiều thứ cản trở. Hễ bắn một quả thì mất triệu đô hoặc vài triệu đô, hễ bị đánh chặn thì mất trắng. Con nhà nghèo, xài tiền phải kỹ. Mỗi ngày bắn trăm quả thì mình chịu nổi bao lâu? Tuy nhiên như đã nói, hễ nó khêu gợi là mình chơi.
Trong cuộc chơi trên biển với đứa khêu gợi, tàu ngầm có giá trị như thế nào? Chơi sướng không?
- Tàu ngầm chơi rất sướng! Một tàu ngầm lớp Kilo có giá trị bằng một lữ đoàn tàu chiến. Một cái tàu chiến xịn thì có hiệu quả tác chiến bằng một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên có nhiều thứ đồ chơi trị tàu ngầm như tàu săn tàu ngầm, máy bay săn tàu ngầm...
Hỏi tiếp vậy sao thằng Mỹ nó chơi hoài. Bộ chơi miết không mệt sao? Bạn nói:
- Trên thế giới có đứa càng chơi càng khỏe. Bởi vì người ta thấy nó chơi, người ta cũng có hứng thú muốn chơi. Và nó giàu nhờ bán đồ chơi. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, nó sẽ đẩy các quốc gia không tham chiến vào thế phải quan sát vũ khí và tìm cách trang bị. Từ đó nó đẩy các quốc gia thù địch hoặc đối đầu với các quốc gia ấy tiếp tục mua đồ chơi để chống đồ chơi.
Ví dụ: nó bán xe tăng cho mình, nhưng nó lại bán vũ khí chống tăng cho đối phương, rồi nó lại bán áo giáp chống đạn cho xe tăng. Khi mình mua áo giáp rồi, nó lại bán đạn xuyên vượt tốc chống áo giáp cho thằng kia. Cứ vậy, sau mỗi cuộc chiến giữa hai quốc gia, thế giới sẽ thành khách hàng tiềm năng cuả thằng cha sản xuất vũ khí. Chưa tính lợi ích của việc sắp xếp lại trật tự sau cuộc chiến, chỉ tiền bán vũ khí cũng khiến nhiều quốc gia ngày càng giàu thêm.
Bạn nói mình có tên lửa tầm ngắn 300km. Vậy sao mình không mua những tên lửa có tầm bắn tới thủ đô nước Lạ?
Bạn trả lời:
- Tầm bắn trên 500 km bị coi là vũ khí tấn công. Theo hiệp ước về phổ biến vũ khí thì VN không được xài, không được trang bị, không được mua dù có tiền để mua. Trên thế giới có những nước được hiệp ước này quy định mới được sản xuất, mua bán và xài những loại đồ chơi cao cấp đó, nhưng cũng không được bán cho các nước không nằm trong CLB, để tránh chạy đua vũ trang. Và như vậy, họ tự ấn định luật chơi cho cả thế giới. Những nước nằm ngoài cuộc chơi muốn sản xuất hoặc cải tiến tên lửa có tầm bắn trên 500 km cũng phải lén lút nếu ko muốn bị áp đặt lệnh trừng phạt.
Hỏi vậy nếu đứa Lạ khêu gợi, hàng mình làm sao chơi nổi hàng nó, vì nó có hàng ngon, nó công khai khoe hàng khiêu khích mình? Đáp:
- Không, nó không chơi ngon bằng mình. Em nào khêu gợi, mình đều biết cách làm cho nó sung sướng, và mình chơi dai, sức nó chơi không nổi, phải nhả, là mình thắng. Cụ thể mình chơi sướng bằng hai cách.
Cách thứ nhứt là mình chơi du kích, cho máy bay ra chơi rồi về. Mình không xâm lược, mình giữ nhà mình, nhà mình ra ao mình gần, mình uýnh lia chia nó phải ngán.
Thứ hai là mình chơi thế, chơi kiểu. Đó là mình chơi tác chiến điện tử khiến tàu nó không liên lạc được với bờ. Sau đó mình cho Yết Kiêu ra tống mìn vố họng nó, mình uỳnh vài quả, nó đắm mà bờ nhà nó không biết vì sao đắm.
Điều nữa cần nhớ, trong mọi cuộc chiến tranh quy ước, chiến thắng thuộc về bộ binh. Nó chơi mạnh mình mất máu, sẽ yếu chút, nhưng nó không chiếm đóng được, coi như nó thua.
Khi mình chơi dai, vưà chơi vừa la, dư luận nước nó và hàng xóm sẽ chê nó chơi dở mà chơi hoài, nó mệt, nó đau, nó quê thì sẽ bỏ cuộc.
Mình đi biểu tình, nó có thua không?
- Nó không thua, nhưng nó sẽ yếu đi. Biểu tình là cách làm lan tỏa hào hứng để nhiều người cùng chơi, thì mình sẽ mạnh lên. Miễn mình phải hiểu được đối sách quốc gia, đừng vì chống đứa Lạ một câu mà lên mạng chửi chính quyền năm câu. Có những đối sách ngoại giao không thể công khai - dù nhiều người biết. Vì vậy mình chê nhà mình hoài, thì sẽ làm nhà mình yếu đi.
Khi ý thức được điều đó, mình sẽ chơi vui, chơi sướng, chơi có hiểu biết và có trách nhiệm! Vậy mới là dân chơi. Nếu không ý thức rõ, mình sẽ chơi chịu, chơi lụi, chơi chạy làng. Cái đó sao gọi là dân chơi?

2 nhận xét:

  1. Biết bác cố nông thích bàn chuyện trí thức, gửi bác bài mới của nhà em:
    Đôi lời với TS Nguyễn Thị Từ Huy từ "Trao đổi với Đông La"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã gửi bài!BCN sẽ đăng lại trên trang nhà của mình để mọi người cùng bàn luận.

      Xóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.