Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Bên Thắng Cuộc: Sự thật dành cho Huy Đức!


Trước khi bình luận về Bên thắng cuộc, Tư Mã Thiên cũng có vài dòng đánh giá cá nhân về Huy Đức. Là một nhà báo nổi tiếng, rất nhiều bài báo, bình luận sắc sảo của Huy Đức đã lôi cuốn được người đọc, sự dũng cảm hay uy tín của Huy Đức được xác lập là điều không có gì bàn cãi. Nhờ vị trí của một nhà báo lại được tiếp cận với nhiều vị lãnh đạo đất nước nên Huy Đức nắm được nhiều thông tin và ra sách cũng không có gì là lạ. Nhà báo viết sử thì lại càng thích hợp, nhưng nhà báo là nhà báo, sử gia là sử gia, viết cái gì cũng phải đứng trên đúng tư cách của cái đó thì mới có thể đem lại giá trị cho tác phẩm của mình. Nhà báo phải có chính kiến trong các bài bình luận của mình, còn sử gia thì ở bất cứ thể chế nào cũng đều phải tuyên bố khách quan. Khách quan thì mới có sự thật. Nhưng có lẽ tuyên bố thì dễ, thực hiện lại rất khó, chỉ có những sử gia đầy tự trọng (chứ không phải dũng cảm hay uy tín) mới có thể làm được điều này, hoặc là những sử gia của thế hệ sau mà không có bất cứ “tì vết” gì với thế hệ trước.  Tư Mã Thiên sẽ bàn về Bên thắng cuộc dưới những góc nhìn riêng của mình:

Sự thật khách quan
Trước hết phải thừa nhận rằng trải qua hai cuộc chiến tranh thì đất nước ta có rất nhiều tình tiết lịch sử phải được viết lại, điều này rất thường tình, ví như những tình tiết cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát hay xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, thời khắc chiến thắng của chiến tranh tất cả đều vui mừng, mừng vì sẽ không còn hy sinh, không còn mất mát, đất nước được độc lập, người dân không còn là nô lệ… đó là mới là giá trị toàn vẹn của chiến thắng, chẳng ai “rỗi hơi” để ghi nhận lại những tình tiết vụn vặt này, chỉ sau khi hòa bình và cần có sự kiện chính xác để “ghi nhận lại lịch sử”, theo tôi giá trị của những tình tiết đó là để “ghi nhận lại lịch sử”, còn lịch sử là dân tộc ta đã chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh đuổi hai đế quốc Pháp, Mỹ, đánh đuổi chính quyền tay sai. Có thể hòa bình đã lâu nên khiến người ta quên đi những ý nghĩa to lớn của chiến thắng và bắt đầu để ý đến những tình tiết nhỏ hơn. Lấy thêm một vi dụ để thấy viết lịch sử khó như thế nào, những người trong cuộc đều là chỉ huy của các tàu chiến chính quyền ngụy kể lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, các ông Hà Văn Ngạc, Vũ Hữu San thì mô tả mình như người anh hùng nhưng ông Lê Văn Thự lại nói khác, ông Thự nói thẳng rằng: “có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa”. 
Người viết sử phải khách quan, vậy Huy Đức mở đầu cuốn sách bằng cái gì?: “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”… Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”. Khi Huy Đức đã tự ấn định trong đầu mình một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch, rồi mới đi tìm sự thật thì chẳng ngạc nhiên gì về cái sự thật mà Huy Đức tìm được. Tôi nghĩ rằng một người vừa gặp rắc rối thì không thể đưa ra ý kiến chính xác và người nào nghe những lời đó mà cắm đầu làm theo thì không phải là người tỉnh táo. Người viết sử ngay lời nói đầu đã bộc lộ lệch lạc thì còn mong gì ở sự khách quan ? Một công trình không còn sự khách quan thì chỉ là sách chứ không thể là lịch sử.
Độ dài của cuốn sách
Với một cá nhân có tham vọng viết sử hàng chục năm của đất nước (dù tác giả nói là sau 1975 nhưng trong sách có rất nhiều sự kiện của trước 1975) nhưng tóm trong phần bi kịch và dày khoảng 800 trang thì tôi cho rằng nó chưa phải là nhiều. Còn “bi kịch” của hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh, hàng triệu gia đình ly tán, hàng trăm ngàn tù cách mạng ở Côn Đảo, Phú Quốc… của Bên thắng cuộc đã bị nhà báo có “lương tâm trong sáng” Huy Đức lãng quên, những bi kịch đó vẫn dai dẳng cho đến ngày hôm nay.
Một giai đoạn dài và đầy ắp các sự kiện lịch sử có bi có tráng của đất nước thì vài trăm trang sẽ kể được bao nhiêu phần sự thật khi mà mỗi tình tiết chỉ được nhìn qua lăng kính một vài nhân vật “thất thế” hoặc qua góc nhìn của Huy Đức. Hãy xem ví dụ dưới đây: Báo Tuổi trẻ ngày 24.1.2013 giới thiệu tập phim đi tìm sự thật Mậu Thân 1968 của “đạo diễn tư nhân” Phong Lan, mất 10 năm tìm kiếm tư liệu, hàng ngàn cuộc phỏng vấn để nữ đạo diễn mới dám nói câu này: “Không có nhân chứng nào nói dối”. Chỉ một sự kiện thôi nhưng phải mất rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và kiểm chứng lời nói của các nhân chứng mới có được một tác phẩm lịch sử. Huy Đức chỉ làm một công việc đơn giản là đi hỏi cùng với việc tập hợp một mớ tư liệu hỗn độn và cho ra một tác phẩm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của đất nước!? Xin dẫn lại câu nói của ông Cao Tự Thanh: “Tư liệu chỉ là một phần của sử học, còn phải có tri thức, phương pháp và bản lãnh thì may ra tư liệu mới giúp người ta thành sử gia được”.
Lối viết
Sự thiên kiến của cả tác phẩm không có gì phải bàn nhưng đến cả khi đi vào chi tiết một sự kiện thì Huy Đức cũng trổ tài nhà báo. Cuốn sách sử của Huy Đức đã đi vào lịch sử khi  sách điện tử phát hành ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã phải chỉnh sửa nội dung trên sách giấy. Cựu sĩ quan ngụy Lê Quang Liễn nói “sự sai sót lớn đã làm tổn thương danh dự cá nhân tôi và nhiều người do trích dẫn từ sự ngụy tạo của Phan Xuân Huy, con rể của Dương Văn Minh”, nhà báo Lưu Đình Triều thì nói “tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện”. Nếu Huy Đức không cắt xén và đưa tất cả sự kiện mà nhà báo Lưu Đình Triều đã nói thì đọc giả sẽ tự cảm nhận là “hố sâu thực sự” hay không chứ không cần Huy Đức hướng dẫn, nhưng đã có sự “cắt xén”, nghiệp vụ của nhà báo chứ không phải của sử gia. Thật lạ là Huy Đức khi là nhà báo thì “nói ai cũng tin”, khi là sử gia thì “ai nói cũng tin”. Rào cản cuối cùng mà một nhà báo hay sử gia đều phải vượt qua đó là kiểm chứng thông tin. Trong Bên thắng cuộc, Huy Đức đã huy động hàng chục tác phẩm chính thống lẫn trôi nổi và mặc như đó là những nguồn tư liệu khách quan, phỏng vấn hàng trăm người và xác định luôn đó cũng là những ý kiến khách quan. Có thể do cái định kiến từ đầu hoặc do Huy Đức không đủ sức để kiểm chứng thông tin nên đã dẫn đến cái sự lạ như vậy. Một tác phẩm không cần kiểm chứng mà chỉ cần quy nạp tất cả những thông tin lượm lặt được thì gọi là sách giải trí phù hợp hơn, hơn nữa, nếu có “lương tâm trong sáng” thì khi viết về bi kịch càng phải thận trọng hơn. Huy Đức sẽ còn phải sửa gì nữa khi trong cuốn sách đã đưa vào quá nhiều chi tiết ? Tôi có cảm giác Huy Đức hãnh diện với những thông tin mà bao nhiêu năm lăn lộn có được. Và nếu những thông tin đó không được đẩy lên thành “lịch sử” thì có lẽ nó không xứng tầm với một nhà báo tên tuổi.  Tất nhiên, Bên thắng cuộc sẽ có một số tư liệu để các sử gia khác dùng nó một cách khoa học hơn, toàn diện hơn.
Sau này, có thể một nhà báo nào đó sẽ viết “lịch sử” của vụ án Năm Cam, trong đó có đoạn: “Từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng” (bút lục của cơ quan điều tra); và phần nói thêm về Huy Đức sẽ là: “Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, Huy Đức là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người làm ở công ty Bia Sài Gòn kể vanh vách chuyện Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Nhờ thế phóng viên, Huy Đức có rất nhiều bất động sản dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh do một công ty quân đội đỡ đầu” (phỏng vấn Hồ Thị Thu Hồng – nguyên Tổng Biên tập báo Thể thao văn hóa).
Đoạn đầu đã cắt đi câu “những người trên không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh”, đoạn sau thì thêm vào câu “nhờ thế phóng viên”, những đoạn cắt, thêm hoàn toàn không bóp méo sự thật nhưng lại thể hiện được ý đồ của người viết. Đấy chính là Tư Mã Thiên đang tập theo lối “viết sử” của Huy Đức.
Lịch sử đâu có dễ viết!
Tư Mã Thiên, tháng 01/2013


26 nhận xét:

  1. Haizzz. Học hành, tạo điều kiện có tí chữ để rồi ăn cháo đá bát, nhận được tí tiền là bất chấp ngay được. Bó tay với loại người này luôn, sao không nghĩ tới hậu quả sẽ như thế nào nhỉ. Hự hự

    Trả lờiXóa
  2. Mã Thiên bên Việt viết hay đấy, trái tim nóng nhưng quả đầu phải lạnh, lịch sử phải khách quan,viết lịch sử phải có cái tâm trong sáng.

    Trả lờiXóa
  3. Một bài viết nhạt hoét. Tôi nghĩ tác giả thừa hiểu thông điệp cuốn "bên thắng cuộc" của tác giả Huy Đức là gì nhưng vì không có tự trọng mà tg phải viết theo chỉ đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TIÊN SƯ TỤI BA QUE

      Có một lũ già ngu hơn lợn
      Não toàn giòi mặt chó nhơn nhơn
      Nhân cách uốn lượn giống lươn
      Bẻ cong lịch sử, bố tương vỡ mồm

      Chường mặt chó ra điều nhân sỹ
      Vẻ đau thương vận bĩ quốc gia
      Ngu hơn lợn - ngỡ tinh hoa
      Được lời nịnh thối - ngỡ là ông sao.

      Thằng hán nôm núp trang bô sít
      Chuyên bới phân, móc đít ra soi
      Chê rằng phân rất lắm giòi
      Lại khen bên Mỹ ít giòi ít phân.
      Tụ tập nhau 72 nhân sỹ
      Giở trò ma chữ ký nhân dân
      Không ngờ bị Bần Cố Nông
      Chơi cho một vố ọc phân lên mồm.


      Thằng răng vổ viết "bên thắng cuộc"
      Một lũ ngu vớ được xít xoa
      Đéo biết rằng nó ba hoa
      Bốn mươi phần nó bịa ba chín phần
      Nó tính chuyện bẻ cong lịch sử
      Trắng thành đen, thiện ác đổi thay
      Đảo luân lộn lý cho tày
      Da mặt thằng vổ chắc dày hơn mông.

      Có thằng trước nhà văn quân đội
      Rửng rưng vào nói tội gì đâu
      Chẳng qua trong lúc đánh nhau
      Đòn tra tấn giã lên đầu tù nhân
      Là biện pháp khảo tra tin tức
      Có chi mà so sánh cân đo
      Địt con mẹ, khốn nạn chưa
      Núi xương với nó vẫn chưa là gì.

      Nhà thơ Chí chuyên làm thơ cứt
      Thơ đéo gì ý thức lang băm ?
      Đéo gì giẻ rách, tâm thần ?
      "Muốn mang hồ", "vác sông Hồng" là sao ?
      Ngồi đáy giếng "Ếch" chê đất nước
      Đất nước buồn lại bị ruồi bu
      Ruồi đây là những đứa ngu
      Vui hơn ngày trước lại tru là buồn.

      Đứa bá láp thích thơ năm chữ
      Trình như lồn, nhân cách hố phân
      Viết thơ tỏ vẻ ân cần
      Dặn dò giới trẻ chớ nhầm đường đi
      Nó nhất quyết biểu tình Tung Quắc
      Đề phòng khi nhà nước đớn hèn
      Năm 79 mày có xem ?
      Khựa sang là múc, hèn con mẹ mày.
      "Lại nói về chiến tranh" quá khứ
      Chuyện trong rừng thanh nữ thủ dâm
      Viết xong kết luận cái rầm
      Để cho đỡ chết khỏi cần đánh nhau
      Nó kết luận đéo cần chính nghĩa
      Đéo cần chi giải phóng quê hương
      Để cho nước đỡ tang thương
      Rõ phường khốn nạn, rõ phường vô ơn.

      ....................................

      Đấy, nhân sỹ đấy! Còn nhiều nữa để dành viết sau.

      Nhân sỹ cái con bà chúng nó
      Rặt một bầy chó má ngựa trâu
      Ngu si toàn cứt trong đầu
      Huyênh hoang, khốn nạn chó đâu sánh bằng.

      Xóa
    2. Hão thơ hihi trác tuyệt...

      Xóa
    3. Hão thơ hihi trác tuyệt...

      Xóa
    4. thhoong điệp của thằng vổ là gì ?

      Xóa
  4. Tôi đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức với một góc nhìn khác. Với tôi đơn thuần chỉ là những tư liệu lịch sử quý giá mà trong hệ thống các tài liệu chính thống chẳng bao h dám công khai để mọi người biết. Ai cũng có thể đã từng nghe từng biết một phần về những sự kiện nhà báo Huy Đức đã viết trong Bên Thắng Cuộc nhưng để nhận được những thông tin đầy đủ như vậy thì có trong tác phẩm. Nhiều người bình luận về "Bên Thắng Cuộc" với quá nhiều nhận xét chủ quan. Lịch sử thì nó phải khách quan, ở đây tôi chỉ nói về những tư liệu trong tác phẩm chứ không đề cập đến ý kiến chủ quan của ai cả. Hậu quả của những sai lầm do cá nhân hay tập thể lãnh đạo đối với đất nước đối với nhân dân trong thời gian qua thì ai cũng cảm nhận được. Hãy nhìn thẳng vào sự thực chứ không nên bao biện và phê phán tác giả "Bên Thắng Cuộc" như là Giu Đa của Đạo thiên chúa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao bác biết được là những tư liệu do Huy Đức đưa ra là chính xác? Vì ngay chỉ một trường hợp của cựu sĩ quan ngụy Lê Quang Liễn mà thông tin đã là "sai sót lớn" ?

      Xóa
    2. Mẹ nó,về quê mấy nhà lão thành cũng đọc cái quyển này, họ chửi thằng Huy Đức như con chó. Nhân chứng sống ư, họ đấy

      Xóa
  5. Huy Đức có tham chiến không? Viện dẫn lịch sử có chứng cứ xác đáng không? Ai đó quy chụp tác giả bài viết theo chỉ đạo không dám nếu sự thật, vậy ai đó có dám khẳng định Huy Đức viết hoàn toàn vô tư không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bạn sinh trước năm 75 thì bạn sẽ nhận thấy sự thật trong tác phẩm Bên thắng cuộc .

      Xóa
    2. Thằng vổ này cũng nhiều chuyễn hỉ , thế hắn làm gì mờ lắm đất zậy ?

      Xóa
  6. Theo tôi tốt nhất là có ngày tóm thằng cơ hội này về Việt Nam tẩn cho một trận và quảng ra lề đường cho dân đánh hội đồng giống như đánh cẩu tặc ở Nghệ An mới đáng

    Trả lờiXóa
  7. Huy Đức chắc chắn sẽ quay về VN . Ngày ấy tôi đề nghị cả ông Manh Duong lẫn Huy Đức hãy bước ra đường để xem nhân dân sẽ vả vào mặt ai cho biết nhá !

    Trả lờiXóa
  8. "Trông mặt mà bắt hình nhân" - lời người xưa dạy cấm có sai. Anh chị em cứ trông mặt "thằng răng vổ" rồi sẽ có cảm nhận chính xác ngay về cái "hình nhân - dạ thú" của hắn thôi mà. :D

    Trả lờiXóa
  9. Thay vì đã khích Huy Đức, thử hỏi có ai tường thuật dược như anh ta với nhiều chi tiết (không bị chỉ đạo) thời hậu chiến?

    Trả lờiXóa
  10. Đã down về nhưng chưa kịp đọc,các bác cứ cho ý kiến đa chiều em đọc cmt vậy.

    rac thai

    Trả lờiXóa
  11. Nói về bên thắng cuộc thì có thể nói đó chỉ là cái nhìn chủ quan của người viết. Có những đoạn, những phần tác giả đưa ra những không có nguồn và chứng minh cụ thể. Đây là cuốn sách có chăng cũng không thể coi là nhìn lại lịch sử được. Quá cá nhân và chủ quan.

    Trả lờiXóa
  12. Toi nho khong lam ..tu ma thien la thang tau khua ma..han chiem viet nam khi mo rua

    Trả lờiXóa
  13. Toi nho khong lam ..tu ma thien la thang tau khua ma..han chiem viet nam khi mo rua

    Trả lờiXóa
  14. tôi không dám bình luận cuốn sách này thế nào,những giai đoạn sau 1975,theo như cuốn sách thuật lại,tôi đều đã trải qua và đến giờ vẫn còn nhớ như in,tác giả đã làm cho tôi sống lại về ký ức của một thời tuổi trẻ.tôi rất tâm đắc với một đoạn trong quyển sách viết như thế này: {có những người chợt giật mình và nghĩ,1975 không biết miền nam được giải phóng hay là miền bắc được giải phóng}tôi nghĩ chắc chắn những thế hệ người miền bắc khi ấy,tất cả đều có câu trả lời chính xác,và cả thế hệ sau này cũng thế.tôi ghét chiến tranh,vì tất cả đều đau khổ,biết bao hoàn cảnh cay đắng áp đến với người dân trong nam lẫn ngoài bắc.mong việt nam luôn hòa bình và thịnh vượng

    Trả lờiXóa
  15. tôi không dám bình luận cuốn sách này thế nào,những giai đoạn sau 1975,theo như cuốn sách thuật lại,tôi đều đã trải qua và đến giờ vẫn còn nhớ như in,tác giả đã làm cho tôi sống lại về ký ức của một thời tuổi trẻ.tôi rất tâm đắc với một đoạn trong quyển sách viết như thế này: {có những người chợt giật mình và nghĩ,1975 không biết miền nam được giải phóng hay là miền bắc được giải phóng}tôi nghĩ chắc chắn những thế hệ người miền bắc khi ấy,tất cả đều có câu trả lời chính xác,và cả thế hệ sau này cũng thế.tôi ghét chiến tranh,vì tất cả đều đau khổ,biết bao hoàn cảnh cay đắng áp đến với người dân trong nam lẫn ngoài bắc.mong việt nam luôn hòa bình và thịnh vượng

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn admin đã chia sẻ bài viết này, bài viết khá hay ạ!

    Xin phép admin cho em chia sẻ: Bên em hiện đang bán biến tấn Schneider giá rẻ, nếu admin hoặc các bạn có nhu cầu hãy mua ủng hộ em nhé, đường dẫn : bien tan schneider gia re

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.