Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Nên có lời xin lỗi từ 144 nhân sĩ, trí thức

Có lẽ khỏi phải nói, ai cũng đều biết rằng khi một người khác giúp mình điều gì đó thì mình phải nói lời cảm ơn và khi mình làm điều gì sai thì mình nên nói lời xin lỗi. Cũng chẳng có gì to tát nhưng đó lại là một nét văn hóa mà không phải ai cũng làm tốt được. Nét văn hóa này không chỉ dành riêng cho một quốc gia, một tầng lớp nào mà nó dành chung cho tất cả những người từ dân đến quan, từ người không được học hành cho đến những người là nhân sĩ, trí thức.
Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Nó là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, xua tan những mâu thuẫn trong đời sống hằng ngày. Xin lỗi không hề xấu, xin lỗi là để chứng minh lòng tự trọng của bản thân và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
Tưởng rằng, những người học rộng, tài cao là những người có nhận thức tốt hơn người bình thường, có văn hóa cao trong giao tiếp ứng xử và khi họ làm điều sai thì họ sẽ nói ngay lời xin lỗi nhưng có một nghịch lý là hai chữ xin lỗi ở những người bình dân có văn hóa càng nhẹ nhàng bao nhiêu thì với những vị học rộng, tài cao ấy lại khó khăn bấy nhiêu. Điều nghịch lý hơi khó hiểu và khó có thể chấp nhận nhưng sự thật phủ phàng đó trên thực tế đã nhiều lần xãy ra. Sau đây tôi xin dẫn các bạn đến một câu chuyện mà bản thân tôi cũng như bao người khác đã thắc mắc và có phần bức xúc.
Câu chuyện bắt đầu từ một em gái tên Nguyễn Phương Uyên, sinh viên năm thứ ba trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, Tp. Hồ Chí Minh bị Công an tỉnh Long An bắt giữ. Từ những thông tin lập lờ trên mạng, ngày 30/10/2012, 144 vị nhân sĩ, trí thức trong đó có những tên tuổi đáng kính như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Phó giáo sư Tương Lai đứng tên trong một bức thư gửi Chủ tịch Nước thể hiện sự phản đối việc bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên của Công an tỉnh Long An. Bức thư cho rằng Nguyễn Phương Uyên là một sinh viên yêu nước, chỉ vì làm bốn câu thơ phản đối Trung Quốc mà bị bắt, việc bắt giữ Nguyễn Phương Uyên của Công an Long An là trái pháp luật và yêu cầu Chủ tịch Nước can thiệp để thả ngay lập tức nữ sinh viên này. Sự việc bổng trở nên phức tạp hơn từ khi có tiếng nói của 144 vị nhân sĩ, trí thức. Dư luận bàn tán xôn xao, người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô hoang man lo lắng. Các tờ báo lề trái, các trang web, blog cá nhân, các tờ báo, tạp chí nước ngoài đua nhau đăng tin ca ngợi Nguyễn Phương Uyên như một vị anh hùng dân tộc và tỏ lòng khâm phục tấm lòng hào hiệp, đầy chí khí của 144 nhân sĩ, trí thức.
Sự thật vỡ lở, ngày 03/11/2012 cơ quan Công an tỉnh Long An đã tổ chức buổi họp báo để thông tin về toàn bộ hành vi của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, người bị bắt cùng tội danh với Phương Uyên. Sau đó, các tờ báo trong nước cũng đã đồng loạt đưa tin về sự việc này. Theo cơ quan Công an, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt vì hành vi tán phát tài liệu, truyền đơn chống Đảng, Nhà nước Việt Nam và chế tạo thuốc nổ nhằm mục đích khủng bố theo sự chỉ đạo của đối tượng Nguyễn Thiện Thành, thành viên tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” có hoạt động chống đối, hiện đang trốn ở Thái Lan. Theo những gì mà Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khai nhận, vì hoàn cảnh khó khăn, muốn có tiền để tiêu xài, điện thoại di động và laptop để dùng nên đã làm theo sự chỉ đạo của Thành để lấy lòng của hắn. Khi nhận thức được hành vi sai trái của mình thì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã ăn năn hối lỗi và mong được hưởng khoan hồng từ Nhà nước.
Lúc này mọi người mới chợt nhận ra, thông tin do cơ quan Công an đưa ra và sự khai báo, nhận tội của Nguyễn Phương Uyên hoàn toàn khác với những gì mà 144 nhân sĩ, trí thức nêu ra trong bức thư kiến nghị Chủ tịch Nước. Nếu đem so sánh giữa hai nguồn thông tin thì những nội dung trong bức thư gửi Chủ tịch Nước của 144 vị nhân sĩ, trí thức là không có căn cứ và hoàn toàn khác với những gì thực tế xảy ra. Việc gửi những thông tin có nội dung sai lệch như vậy tuy là chưa nguy hiểm đến mức phải truy tố trách nhiệm hình sự nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến một vài chủ thể khác chẳng hạn việc gửi bức thư trên đến Chủ tịch Nước, nếu như đó là những thông tin chính xác thì chẳng việc gì phải bàn nhưng đó rõ ràng là những thông tin sai trái thì: thứ nhất là nó ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của ngài Chủ tịch; thứ hai là làm mất uy tín và làm xấu hình ảnh của chính những người đứng tên trong bức thư và những nhân sĩ, trí thức khác vì 144 người kia lấy danh nhân sĩ, trí thức để gửi thư; thứ ba là với những thông tin sai lệch trong bức thư kia đã gây nên những dư luận xấu trong xã hội, gây nên sự nghi ngờ của quần chúng nhân dân đối với chính quyền, thể hiện sự thiếu tôn trọng của nhân sĩ, trí thức đối với quần chúng nhân dân và đông đảo bạn đọc.
Sống ở đời thì ai cũng phải vài lần vấp ngã, cũng phải có lúc sai và những người nhân sĩ, trí thức cũng không ngoại lệ nhưng quan trọng ở chổ dám làm, dám nhận và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình mới là người quân tử. Ở câu chuyện trên, sự thật đã rõ rành rành, mọi người cũng không cố chấp mà truy cứu cho tới cùng về sự thật và trách nhiệm của những vị nhân sĩ, trí thức trên nhưng cái cần rất quan trọng ở đây là một lời xin lỗi chân thành từ 144 vị nhân sĩ, trí thức đó. Thật là khó khăn cho những người là nhân sĩ, trí thức lại phải đi xin lỗi những người kém cỏi hơn mình rất nhiều nhưng tôi xin nhắc lại, xin lỗi không phải là xấu, xin lỗi là để chứng minh lòng tự trọng của bản thân. Vậy nên, các vị cũng nên cân nhắc thiệt hơn, biết lo cho chữ “tín” bị tổn hao bởi những hành động vội vàng, nông cạn mà sớm có lời công khai nhận lỗi. Tin rằng lời xin lỗi ấy sẽ không những không làm hạ thấp các vị mà trái lại củng cố thêm niềm tin của người dân với quý vị. Hy vọng những con người trí thức quân tử này sẽ là tấm gương để phát huy những giá trị văn hóa đáng quý!“văn hóa xin lỗi”. Đồng thời đối với những người chưa nhận thức được đúng sai hoặc cố tình bất chấp lý lẽ để thực hiện mục đích riêng của mình kịp thời nhận ra và dừng ngay việc lợi dụng cái danh nhân sĩ, trí thức để làm những việc thiếu chuẩn mực ấy.
Bính Nông

4 nhận xét:

  1. Vả vào mặt cái đám đang ăn rồi a dua kêu gào ông ổng về "xin lỗi"..

    Hay, tks.

    Trả lờiXóa
  2. Bần Cố Nông cho tớ hỏi phát.

    Có phải hôm trước nhỡ tay xóa còm này không nhé?

    ""Nhân sĩ nhân sĩ
    Kiến nghị, kiến nghị

    Bác sĩ, kỹ sư
    Giáo sư, tiến sĩ
    Từ văn nhân cho đến thi nhân
    Đã hưu trí và đang mất trí
    Hàng tôm hàng cá góp lại dăm bà
    Du đãng du côn kể ra chục vị
    Hạng bét, (có lẽ là) đầu bếp Quế Tru (*)
    Đứng đầu, (chắc hẳn phải) giáo sư Hoàng Tị(**)
    Tâm tài nào đâu mấy ải mấy ai
    Hồ đồ tòi ra một lũ một lỹ."

    Nếu phải, cho tớ xin 5 xu lý do tại sao? Còm này là của một tay đệ ruột của tớ, ác chiến phết!!!

    Cảm ơn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khẳng định với bạn là mình chưa thấy còm này trước đây!

      Xóa
  3. cảm ơn tác giả đã có những thông tin bổ ích, rất đáng quan tâm
    quang cao truc tuyen | dai ly sim so dep

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.