Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Ai là người chiến thắng?


Với nhiều người, đôi khi chỉ cần khoảnh khắc cũng đủ để làm cho họ tỏa sáng, hình ảnh Cù Huy Hà Vũ cùng vợ (Nguyễn Thị Dương Hà) với nét mặt rạng ngời rảo bước rời phi trường Dulles International Airport, Hoa Kỳ (ảnh bên), cho thấy họ đang mãn nguyện với những gì mình vừa đạt được. Hãy nhìn cách mà CHHV tạo hình trước ống kính, tay kéo valy, tay còn lại giơ lên cao, hai ngón tay tạo biểu tượng chữ “V”.

 Có nhiều cách hiểu về cách biểu thị này, phần đông cho rằng CHHV ngầm khẳng định mình chiến thắng (“V” là chữ cái viết tắt của từ Victory), có ý kiến khác cho rằng đó là cách CHHV biểu lộ rằng dù quyết định rời xa quê hương, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nhưng hai tiếng Việt Nam vẫn ngự trị trong tim (!?).
Tuy nhiên, nhà báo Phạm Chí Dũng lại có cách tiếp cận tinh tế hơn khi trả lời phỏng vấn Thụy My phóng viên đài RFI khi CHHV vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, cách tiếp cận dưới góc nhìn mang tính lịch sử, đó là vào khoảng thập niên 60, sau cuộc cách mạng hoà bình ở Mỹ, “Victory” ngoài ý nghĩa là chiến thắng, còn có nghĩa là “Peace” (hòa bình). Từ đó Phạm Chí Dũng đã khẩn khoản yêu cầu mọi người hãy “Hãy để yên cho ông CHHV sống như một người bình thường” như biểu thị của CHHV tại phi trường Dulles International Airport. Trong nội dung trả lời phóng viên Thụy My, Phạm Chí Dũng đặt nhiều câu hỏi ngờ vực về động cơ, mục đích chống phá chính quyền của CHHV, cũng là suy nghĩ của phần đông cộng đồng người Việt ở hải ngoại “đánh giá CHHV sẽ phải chịu những điều tiếng khá nặng nề nếu không hòa nhập được với cộng đồng. Và có thể bản thân CHHV vốn là một người xuất thân từ chế độ, mang những đặc tính tâm lý truyền thống khó tránh khỏi, sẽ khó thể hòa nhập được cộng đồng người Việt hải ngoại, ở Mỹ hoặc ở một số nước khác trên thế giới…và người ta cho rằng CHHV sẽ không vượt qua được thử thách đó”.
Khi nhận định các nhà dân chủ “đào thoát” ra nước ngoài, Phạm Chí Dũng cho rằng: “Khi ở trong nước, người ta đương nhiên là có uy tín, đặc biệt là những nhân vật mới ở tù ra, và còn có thể tập hợp được một số quần chúng nào đó. Nhưng mà ở hải ngoại, với đặc tính có quá nhiều các nhóm thậm chí là phe phái, thì việc có thể đứng vững được trên đôi chân của mình, điều đó đã được chứng thực là hiện nay cho tới giờ, ở hải ngoại vẫn ít có gương mặt nào được coi là trở thành thủ lĩnh có thể thống nhất được các lực lượng tranh đấu hải ngoại”. 
Còn CHHV, theo đánh giá của Phạm Chí Dũng: “CHHV không phải là một nhân vật quá nguy hiểm đối với Nhà nước Việt Nam. Ông có tiếng nói, nhưng có thể về mặt tập hợp quần chúng và vị thế trong phong trào dân chủ ở Việt Nam, ông khó mà bằng được những nhân vật khác đang nằm trong chốn lao tù như ông Hải “Điếu cày” hay ông Lê Quốc Quân, ông Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý”. Dó đó, CHHV có ở trong nước cũng chẳng vẻ vang gì, chi bằng lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, vừa được hưởng cuộc sống an nhàn.
Ra tù, bước ra hẳn cái đất nước Việt Nam nhỏ bé, đến với nước Mỹ xa xôi, liệu CHHV có đứng vững, chống chọi được với những “khắc nghiệt” chốn…hải ngoại? Cho dù Phạm Chí Dũng có nhiều nhận xét xác đáng về CHHV, nhưng con người “bí ẩn” này vẫn còn nhiều ẩn số. Và, “nụ cười chiến thắng” của CHHV tại phi trường vẫn là một ẩn ý, chỉ người trong cuộc mới có thể trả lời chính xác, chúng ta không hy vọng có câu trả lời của tác giả, cũng như không thể hy vọng gì ở con người CHHV.
Và, lời cầu xin của nhà báo Phạm Chí Dũng là “Hãy để CHHV được sống bình yên” đã nói lên tất cả.
Khắc Nhu
Tháng 4/2014.
  

7 nhận xét:

  1. 30-4: AI ĐÃ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM?

    Lời người dịch - Bạn có biết: Việt Nam đã từng trả nợ chiến tranh cho Mỹ? Việt Nam đã trả các khoản vay của chính quyền Sài Gòn thời chiến tranh, để đổi lấy các khoản vay mới của Mỹ và phương Tây và đó cũng là điều kiện để Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.

    Đó là cái giá mà chính phủ CSVN, hay nói đúng hơn là người dân VN đã phải trả, do chính phủ CSVN không chịu bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến phí 3,25 tỉ Mỹ kim. Tiền bồi thường của Mỹ ở đâu không thấy, chỉ thấy sau đó phía VN phải bỏ tiền ra bồi thường chiến phí.

    Thắng trong chiến tranh, nhưng chỉ 20 năm sau chính phủ CSVN đã phải đầu hàng Mỹ về kinh tế.

    Đây là bài viết của GS Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ CSVN với các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995.

    Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

    Tác giả: Michel Chossudovsky (Global Research)
    Người dịch: Ngọc Thu (Tin Không Lề)

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc bằng lực lượng Cộng sản chiếm giữ Sài Gòn và sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh và nội các của ông ấy trong Dinh Tổng thống. Khi đội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn, các nhân viên Hoa Kỳ và lính thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng đã vội vã sơ tán từ nóc tòa nhà Đại Sứ quán Mỹ. Hai mươi năm sau, một câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời giải đáp: Ai đã thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam?

    Việt Nam chưa bao giờ nhận được khoản tiền bồi thường nào cho chiến tranh từ Mỹ về các tổn thất nhân mạng rất lớn và sự tàn phá [của chiến tranh], nhưng một thỏa thuận đã đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh.

    Ngoài ra, việc áp dụng sâu rộng cải cách kinh tế vĩ mô dưới sự giám sát của các định chế Bretton Woods cũng là một điều kiện cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ. Những cải cách thị trường tự do này hiện đã định đoạt học thuyết chính thức của Đảng Cộng sản. Qua việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington vào năm 1994, việt nhắc đến vai trò tàn bạo của Mỹ trong chiến tranh đang ngày càng được xem như không đúng lúc và không thích hợp. Không ngạc nhiên, Hà Nội đã quyết định dịu giọng trong lễ kỷ niệm Sài Gòn đầu hàng để không phải xúc phạm đến kẻ thù trong chiến tranh trước đây của họ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản gần đây đã nhấn mạnh "vai trò lịch sử" của Hoa Kỳ trong việc "giải phóng" Việt Nam từ chế độ Vichy (Pháp) và sự chiếm đóng của Nhật Bản suốt Đệ Nhị Thế chiến.

    Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các đặc vụ Mỹ của Cục Tình báo Chiến lược (OSS: tiền thân của CIA ngày nay) đã có mặt bên cạnh Hồ Chí Minh. Trong khi Washington đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho phong trào kháng chiến Việt Minh, chiến lược này phần lớn được thiết kế để làm suy yếu Nhật Bản trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến, mà không có cam kết gửi lực lượng bộ binh Mỹ tới với số lượng lớn.

    Ngược lại với bầu không khí dịu giọng và hạn chế trong kỷ niệm đánh dấu chiến tranh Việt Nam kết thúc, lễ kỷ niệm 50 năm ngày độc lập được cử hành long trọng, với một loạt các nghi lễ và các hoạt động chính thức bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến Tết âm lịch.

    Việt Nam bồi thường chiến tranh

    Trước khi "bình thường hóa" quan hệ với Washington, Hà Nội đã bị buộc phải trả các khoản nợ xấu phát sinh của chế độ Sài Gòn do Mỹ hậu thuẫn. Tại hội nghị các nhà tài trợ tổ chức ở Paris hồi tháng 11 năm 1993, các khoản vay và số tiền viện trợ tổng cộng gần 2 tỷ Mỹ kim đã được cam kết để hỗ trợ cho cải cách thị trường tự do ở Việt Nam.

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, ngay sau khi hội nghị, một cuộc họp bí mật đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris (Paris Club). Tại cuộc họp này, có sự góp mặt của đại diện các chính phủ phương Tây. Về phía Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế cho Thủ tướng, đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán. Tiến sĩ Oánh, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Quyền Thủ tướng trong chính quyền quân sự của Tướng Dương Văn Minh, mà Mỹ đưa vào hồi năm 1963 sau vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm và em trai. Tiến sĩ Oánh, trong khi giữ vai trò trung gian, chính thức thay mặt chính quyền cộng sản, dù sao cũng đã đáp ứng được nhu cầu của các chủ nợ phương Tây.

      Các thỏa thuận đã được ký kết với IMF (đã được công bố) phần lớn chỉ là tượng trưng. Số lượng không đáng kể: Hà Nội buộc phải trả cho IMF 140 triệu đô (thuộc sở hữu của chính quyền Sài Gòn) như một điều kiện để nối lại các khoản vay mới. Nhật Bản và Pháp, những chủ nhân thuộc địa cũ của Việt Nam giai đoạn Vichy, hình thành cái gọi là "Những người bạn của Việt Nam" để cho Hà Nội vay số tiền cần thiết để hoàn trả cho IMF.

      Tuy nhiên, sự sắp xếp gia hạn các khoản nợ song phương (của chế độ Sài Gòn) không bao giờ được tiết lộ. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận bí mật này (đạt được dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris) là công cụ quyết định để Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao. Việc sắp xếp này cũng là yếu tố quyết định trong việc tháo khoán các khoản vay đã được cam kết tại hội nghị các nhà tài trợ năm 1993, do đó Việt Nam bị đặt dưới sự ủy thác của các chủ nợ Nhật Bản và phương Tây. Như vậy, chỉ 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã đầu hàng về mặt kinh tế.

      Bằng cách công nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v…) của một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ.

      Những cải cách kinh tế này ra mắt vào giữa thập niên 1980 với các định chế Bretton Woods, trong hậu quả chiến tranh tàn khốc, đã khởi đầu một giai đoạn mới về sự tàn phá kinh tế và xã hội: lạm phát đã dẫn đến phá giá liên tục, bắt đầu từ năm 1973 dưới chế độ Sài Gòn, năm theo sau sự rút lui của quân đội Hoa Kỳ. Ngày nay, một lần nữa Việt Nam tràn ngập các ghi chú bằng đô la Mỹ, đã thay thế phần lớn tiền đồng Việt Nam. Với giá cả tăng cao, thu nhập thực tế đã giảm xuống tới mức thấp nhất.

      Lần lượt những cải cách đã ồ ạt giảm năng lực sản xuất. Hơn 5.000 trong số 12.300 doanh nghiệp nhà nước đã bị đóng cửa hoặc được chỉ đạo phá sản. Các hợp tác xã tín dụng đã bị loại bỏ, tất cả các khoản tín dụng dài hạn và trung hạn cho ngành công nghiệp và nông nghiệp đã bị đóng băng. Chỉ tín dụng ngắn hạn là có sẵn, với lãi suất 35%/ năm (năm 1994). Ngoài ra, thỏa thuận IMF đã cấm nhà nước cung cấp hỗ trợ ngân sách, hoặc cho nền kinh tế nhà nước hoặc cho một khu vực tư nhân mới chớm nở.

      Chương trình nghị sự về những cải cách đã bị che giấu này bao gồm nền tảng công nghiệp mất ổn định ở Việt Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp nặng, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoáng sản, xi măng, sắt thép sẽ được tổ chức lại và được thực hiện dựa trên số vốn nước ngoài. Tài sản nhà nước có giá trị nhất sẽ được chuyển giao để củng cố và duy trì cơ sở công nghiệp, hoặc để phát triển một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuộc sở hữu và kiểm soát bởi dân chúng.

      (Xin xem tiếp phần kết dưới)

      Xóa
    2. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, hơn một triệu công nhân và hơn 20.000 công nhân viên chức (trong đó đa số là nhân viên y tế và giáo viên) đã bị sa thải. Lần lượt, nạn đói địa phương đã nổ ra, ảnh hưởng đến ít nhất một phần tư dân số cả nước. Những sự đói khát này không giới hạn ở các khu vực thiếu lương thực. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, 25% số dân trưởng thành tiêu thụ chưa tới 1.800 calories mỗi ngày. Ở các thành phố, sự mất giá của tiền đồng cùng với việc loại bỏ trợ cấp và kiểm soát giá cả đã dẫn đến giá gạo và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt.

      Những cải cách này đã dẫn đến việc cắt giảm mạnh mẽ các chương trình xã hội. Với việc áp dụng học phí, ba phần tư trong số một triệu trẻ em bỏ học khỏi hệ thống trường công trong vài năm (từ 1987-1990). Các trạm y tế và bệnh viện sụp đổ, sự hồi sinh của một số bệnh truyền nhiễm như sốt rét, lao phổi và tiêu chảy được Bộ Y tế và các nhà tài trợ nhận ra. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận rằng, số người tử vong do bệnh sốt rét tăng gấp ba lần trong bốn năm đầu của thời kỳ cải cách, cùng với sự suy sụp của việc chăm sóc sức khỏe và giá cả các loại thuốc chống sốt rét tăng vọt. Chính phủ (dưới sự hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế) cũng đã ngưng hỗ trợ ngân sách để cung cấp các thiết bị y tế và bảo trì dẫn đến tình trạng tê liệt toàn bộ hệ thống y tế công cộng. Tiền lương thật sự của nhân viên y tế và điều kiện làm việc đã giảm đáng kể: tiền lương hàng tháng của các bác sĩ y tế tại một bệnh viện huyện thấp tới mức $15 một tháng.

      Mặc dù Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường, nhưng hai thập niên sau đó Việt Nam dường như đã đầu hàng kẻ thù chiến tranh trước đây của mình về mặt kinh tế.

      Không có những quả bom viên bằng thép hay màu cam, không có bom napalm, không có hóa chất độc hại: một giai đoạn mới của sự hủy diệt kinh tế và xã hội đã diễn ra. Những thành tựu của cuộc đấu tranh trong quá khứ và nguyện vọng của một quốc gia toàn vẹn chưa hoàn thành và đã bị xóa gần như với một nét bút (chữ ký).

      Điều kiện nợ và điều chỉnh cơ cấu dưới sự ủy thác của các chủ nợ quốc tế tạo ra do hậu quả của chiến tranh Việt Nam, một công cụ thuộc địa bất bạo động chính thức và hiệu quả như nhau và sự bần cùng hóa ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.

      * Tác giả: Michel Chossudovsky là giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa.

      Bài viết trên đã được viết năm 1995, đầu tiên được đăng tải vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm “Giải phóng Sài Gòn”.

      Một bài phân tích sâu hơn dựa trên những nghiên cứu thực tế được tiến hành ở Việt Nam, tập trung vào những cải cách tân tự do của Hà Nội, sau đó đã được đăng trong cuốn sách của Michel Chossudovsky, The Globalization of Poverty, ấn bản đầu tiên năm 1997, ấn bản thứ hai vào năm 2003.

      Nguồn: Global Research
      Người dịch: Ngọc Thu

      Xóa
  2. @Lienton •

    Bài viết thật sâu sắc, nhưng lũ VC đã ký giấy bán nước 1990 cho Tàu rùi. Tiếc rằng thời đó Internet được như hôm nay thì VC chỉ có mỗi một con đường chui ống cống. Nghĩ cho cùng, ko có thằng nào tốt cả, đất nước VN còn hay mất đều do 90 triệu người dân Việt trong ngoài nước có biết giử lấy hay không?

    Trả lờiXóa
  3. @GAC •

    Cũng ké tí xíu về vấn đề này:

    - Nếu nhìn tổng thể trên ván cờ chính trị quốc tế: Mỹ đại diện cho thể chế Tự Do, Nga Tàu đại diện cho thể chế Cộng Sản.

    - Cuôc chiến VN: Mỹ đã mất con tốt miền nam VN... nhưng cuối cùng đã chiếu bí được Nga, Tàu... thể chế CS sụp đổ... gần như hoàn toàn. (Tai sao lại gần như hoàn toàn? Vì cả thế giới hiện nay chỉ còn một con tốt duy nhất bắc Triều Tiên là "CS thật sự". Tất cả đều chỉ là "CS ba rọi"... kể cả Tàu).

    Tóm lại: CS hay nói "làm ra của cải cho xã hội" thì:
    - Xét từ ngày CS còn hùng mạnh nhất, của cải cho xã hội của thể chế CS chỉ bằng của cải của thể chế tự do TD ở khâu súng đạn. Những chiếc MIG của Nga, không thua gì những chiếc F của Mỹ... Tất cả những của cải cho xã hội còn lại khác, be be như cái đồng hồ, cái chén ăn cơm... cho đến to đùng như chinh phục không gian thì CS thua là cái chắc. (Không ai chối là Nga là quốc gia đầu tiên đưa con người vào không gian thành công).

    Thế nên: Bỏ cái thuyết CS đi là vừa hỡi các ông đang cai trị nước VN này! Bất kể người dân của một quốc gia nào họ đều cần cái đồng hồ, cái chén ăn cơm hơn là cần bom nguyên tử.

    Trả lờiXóa
  4. @Quỷ Đỏ Ban Nước •

    Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam? KHÔNG AI THẮNG HẾT! Kẻ thua đậm nhất là Dân Tộc Việt Nam, kẻ thua kế tiếp là Hoa Kỳ, kẻ thua bây giờ là việt cộng vì chúng là chủ mưu phát động cuộc chiến tranh tàn khốc huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Nhửng tên công sản muốn nhuộm đỏ thế giới đều phải gánh lất thất bại, nhửng vĩ nhân muốn nhuộm xanh (như trường hợp thống nhất 2 miền Đông và Tây Đức trong Tự Do Dân Chủ và Hoà Bình) đều thắng lớn vì họ đã đem lại HẠNH PHÚC thật sự cho Dân Tộc của họ! Nhục nhã cho loài quỷ đỏ ác độc bán nước hại dân!!!

    Trả lờiXóa
  5. @Sài gòn •

    Bây giờ nói chuyện thắng hay thua theo tôi nghĩ cũng bằng thừa dù sao máu của người việt cũng đỗ nhiều rồi, quý vị là những nhà trí thức thấy vận mệnh nước nhà.
    Hãy chung tay cứu giúp đồng bào được sống trong một xã hội tự do, công bằng và bác ái mong lắm thay.

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.