Thưa
GS Nguyễn Đăng Hưng (GS. NĐH)!
Bần
vốn ít có điều kiện giao du với giới trí thức có học hàm, học vị to như GS, nên
xin được thứ lỗi là trước tới nay chẳng biết GS đã làm được những việc gì cho
đất nước và dân tộc này. Nhưng Bần vẫn có một niềm tin sắt đá là GS (một người
từng định cư ở Bỉ hơn 50 năm, như GS giới thiệu) mà nay về với đất mẹ, để những
ngày tháng cuối của cuộc đời GS lại có dịp nặn nên những con chữ mang nỗi niềm
trăn trở như vầy… thì chí ít GS cũng là người không có thái độ thờ ơ, vô cảm với xã hội.
Quan
điểm của GS như thế nào, đánh giá của GS ra sao về các sự vật, hiện tượng quanh
mình là quyền tự do ngôn luận của GS. Cũng giống bao nhiêu công dân VN khác,
quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của GS vẫn vẹn nguyên và hoàn toàn được tôn
trọng đấy chứ, không những nó tồn tại trên trang nhà của GS mà còn
được một số người đồng cảm, chia sẻ, mang về trang trí trên trang nhà của họ,
vậy thì có thể khẳng định rằng GS và vô khối người khác đang rất được “tự do
ngôn luận” trên đất nước VN nhỏ bé này đấy chứ nhỉ.
Thế
nhưng nhân tiện GS có lời nói tốt cho anh Trương Duy Nhất, một bị can trong vụ
án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” (Đ.258 BLHS) vừa lãnh án 2 năm tù và qua một vài phân tích của GS
mà kết luận anh Nhất vô tội, hơn nữa còn có lời khuyên “tha bổng anh Trương Duy Nhất là phán quyết có lợi cho Đảng, nhà nước…”
thì Bần thấy có mấy điều muốn được tranh luận với GS sau đây:
Trước
hết, GS so sánh luật của Bỉ, và quá trình làm báo chính danh trước đây của Gs
tại đây để cho rằng anh Nhất viết blog chính danh tại VN là không đáng bị bắt?
Vâng! biết bao người làm báo, viết blog chính danh ở VN vẫn còn sờ sờ ra đấy mà
có bị bắt gì đâu, chẳng hạn như Quê Choa, Huỳnh Ngọc Chênh, Osin Huy Đức… có
thấy bị bắt đâu, mà những người này cũng viết nhiều bài “hóc búa ” ấy chứ!, hóc búa như osin Huy Đức là cùng, nhưng tại sao chỉ anh Nhất bị bắt, hoặc giả có thêm anh Phạm Viết Đào nữa… thế thôi.
Vậy ở đây không phải là viết blog chính danh hay không chính danh; cũng không
phải là viết bài hóc búa hay không hóc búa… mà vấn đề là nội dung bài có phản
ánh đúng sự thật hay không, có được tác giả nhìn nhận theo góc độ khách quan
của một nhà báo chân chính hay không, hay là vì một lý do nào khác.
Theo
bài viết của GS, GS cho biết đã im lặng theo dõi một thời gian, cũng là để tự thẩm
định xem anh Nhất đã làm sai điều gì trước khi có đánh giá về vụ việc. Bần rất
hoan nghênh cách ứng xử này của GS, nhưng Bần thấy tiếc là GS đã có được sự chủ
động im lặng lắng nghe, đã bình tình để nhìn nhận sự việc cho thấu đáo, nhưng
rồi GS lại không tìm hiểu thông tin theo các nguồn khách quan khác nhau để đánh
giá mà “nhai lại” luận điểm hết sức cũ và phiến diện, thậm chí còn gần như bê
nguyên ý tứ mà "người ta" vẫn đem ra chất vấn trên báo mạng rằng khách thể bị
xâm hại là ai? thiệt hại như thế nào? Bị bôi nhọ ở câu nào, chữ nào, sự kiện nào…? sao không mời khách thể xâm hại ra chất vấn trước tòa...?
GS
từng có thâm niên làm báo hẳn sẽ hiểu lý lẽ đơn giản này: một câu nói mang tính
xuyên tạc, xúc phạm của một nhà báo hẳn khác xa câu nói xuyên tạc, xúc phạm của
một chị bán cá ngoài chợ. Với chị bán cá, khi bức xúc, chị ấy sẵn sàng xắn ống
quần lên để chửi tất tật tổ tông người nào đó làm cho chị ấy bức xúc, lời nói của chị ấy rất đơn giản để kết luận là xúc phạm hay xuyên tạc... thế nhưng
những lời nói của chị ấy cũng chỉ chói tai những người chứng kiến ở đó, hoặc có
chăng trở thành câu chuyện làm quà cho một ai đó sau này muốn nhắc lại. Trái
với cách nói của chị bán cá, nhà báo với thâm niên tác nghiệp trên lĩnh vực báo
chí, với hiểu biết xã hội, với trình độ điêu luyện mang tính nghệ thuật con chữ
như anh Nhất thì chả dại gì Nhất viết ra những lời bộc trực như chị hàng cá cả,
mà trái lại sự thâm thúy chính là căn nguyên của những tác hại về lâu, về dài.
Với tư cách là một nhà báo, có hiểu biết pháp luật mà vi phạm pháp luật là
hành vi được xét đến tình tiết tăng nặng tội phạm. Những bài viết lồng chủ ý
mang tính chủ quan để hướng dư luận hiểu sai về thể chế, về những người đang
lãnh đạo đất nước, làm cho người đọc ngộ nhận thông tin, dẫn đến có những phản
ứng tiêu cực: bất tín lãnh đạo, bất tin chính sách… những bài viết này được lan
truyền rộng, được nhiều người vào tham gia bình luận tung hê theo các luận điểm
xuyên tạc đó là minh chứng rõ nét về hậu quả của hành vi, trong khi chính tác
giả biết rõ, biết trước điều đó mà không chủ động kiểm soát, để trang blog của
mình trở thành diễn đàn cho những người không thiện chí tiếp tục đưa ra những
thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật… như vậy, đây còn là tình tiết tăng nặng
nữa cần được xét tới.
GS
có đặt vấn đề: nếu anh Nhất nói sai, hay xuyên tạc vụ việc gì đó, sao các tờ
báo chính thống công khai khác không tranh luận để làm rõ vấn đề… thì xin thưa
với GS rằng, nếu ở VN chỉ có một Trương Duy Nhất, có thể người ta làm thế được,
nhưng một Nhất làm đuợc thì sẽ có nhiều Nhất khác làm theo, mà làm theo
cái đúng thì nên khuyến khích, nhưng làm theo cái sai, cái vi phạm pháp luật
thì có nên khuyến khích không GS? Nếu cứ là blog chính danh thì ai muốn nói bậy
bạ gì thì nói, và các cơ quan báo chí chính thống chạy theo để đối thoại, đính
chính thì sẽ như thế nào? Các báo ấy không còn việc gì để làm hay sao cứ phải
chạy theo những điều vô nghĩa ấy? Không ít bạn đọc blog trước cách viết bậy bạ,
nặng về suy diễn chủ quan của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào đã đặt luôn “tên
chết” cho hai người này là “Một cách nhìn lác” và “Phạm viết bừa”, cho thấy cái
mà GS ca ngợi lại khiến nhiều người cảm nhận theo chiều ngược lại.
Còn
nói đến điều 258 BLHS, GS cho rằng điều luật này vi hiến, thực ra cũng là một
cách “nhai lại” đã quá cũ. Hiến pháp quy định công dân VN có quyền tự do ngôn
luận…bác Hồ cũng từng đề cao vấn đề này trong bản Tuyên ngôn khai sinh nước
VNDCCH, so với những quy định trong điều 258 BLHS chẳng có gì sai cả. Thứ nhất,
điều luật đặt ra chế tài đối với người nào “lợi dụng các quyền tự do dân chủ có
hành vi xâm hại…” Nghĩa là trong hơn 90 triệu người dân đang được hưởng quyền
tự do dân chủ với tư cách công dân VN như nhau, chỉ có người nào có hành vi lợi
dụng quyền đó để xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác, tổ
chức khác, chứ nếu không xâm hại thì chẳng pháp luật nào can thiệp vào làm gì
cả GS ạ. Thứ hai, điều luật 258 được ban hành bởi Quốc hội nước CHXHCNVN, là
điều luật đang có giá trị pháp lý hiện hành, do đó mọi công dân đều phải có
trách nhiệm tuân thủ, bất luận người đó là phóng viên hay buôn bán cá. Nếu muốn
xóa bỏ, GS chờ đến kỳ họp quốc hội tới để kiến nghị nhé, còn một khi quốc hội
chưa bãi bỏ thì ngay với GS cũng phải chấp hành. Không rõ ở Bỉ thế nào, nhưng ở
Nga thì hành vi của Trương Duy Nhất đã bị xử về tội vu khống rồi GS ạ, chỉ có
điều ở VN chưa quy định tội vu khống mà khách thể là tổ chức, chứ không thì anh
Nhất còn tệ hại hơn ấy chứ.
Thôi,
có lẽ bấy nhiêu cũng đủ để GS ngẫm thêm trước khi phán xét vấn đề gì, và cũng
mong muốn GS bớt chút thời gian đọc qua các blog khác (ngoài mấy trang như bô xít,
ba sàm, quê choa, người lót gạch…) để có cái nhìn khách quan hơn về sự việc. Việc nêu quan điểm cá nhân là một việc bình thường, thì mong GS cũng thông cảm và xem phản bác của Bần cũng là một việc làm tương tự, GS có sở trường ở lĩnh vực cơ học, là một trong những GS hàng đầu của VN ở lĩnh vực này, điều đó không có nghĩa là tất cả các lĩnh vực khác GS đều thông thái. Bởi thế, thêm một chút bình tâm, thêm một khoảng thời gian để lắng nghe có lẽ sẽ không phải là một sự thừa thãi quá đáng, phải không GS?
Về việc bắt Trương Duy Nhất, Bần đã có cuộc “trưng cầu dân ý” ở đây, mời tham khảo thêm.
Về việc bắt Trương Duy Nhất, Bần đã có cuộc “trưng cầu dân ý” ở đây, mời tham khảo thêm.
Bần
Cố Nông
Dân tộc, tổ quốc luôn đón chờ những đóng góp của kiều bào ta ở nước ngoài, nhưng không chấp nhận bất cứ mưu đồ xấu xa nào, kích động chống lại dân tộc. Tốt nhất hãy định cư ở nước ngoài cho nó yên thân đi thôi. Dân chúng VN không muốn lại loạn lạc thêm lần nữa đâu.
Trả lờiXóaĐã 50 năm sổng ở bên tây giờ về đất mẹ để chờ chết thì tốt nhất nên làm một việc gì đó có ích cho đất nước để khi về với tổ tiên được mát mẻ ,được siêu thoát . Đừng giở trò gì nữa ông giáo sư Hưng ạ .
Trả lờiXóaBây giờ giáo sư, tiên sỹ rất nhiều, giáo sư, tiến sỹ đúng làm đúng với chức danh, danh hiệu của giáo sư tiến sỹ thì có mấy ai? đó là những người nói như chúng tôi (là những người không biết chữ và biết ít chữ) vẫn biết lão bán dầu ngày xưa giót dầu dám so với tướng quân bắn cung ?! hãy đúng là giáo sư, tiến sỹ dừng bao giờ lấy mác giáo sư, tiến sỹ đẻ nói bừa trên mảnh đất này ! chúng tôi .... hiii nói lại bảo,thì cứ bảo dán trên trán giáo sư, tiến sỹ mà bảo rằng là giáo sư tiến sỹ về để mà nòe loạt kích động tiên phong cho ngoại bang quoay lại khai hóa văn minh, dân chủ cướp nước hả? chúng tôi chẳng cần dán trên trán mác giáo sư, tiến sỹ, cha cố do,ngoại bang phong thánh đâu... Nói gì thì nói những kẻ xưa nay bán nước nói theo ngoại bang được ngoại bang dựng lên, tâng bốc, chẳng có gì tốt đẹp cả,! Quân hùng tướng mạnh, lắm của, nhiều tiên, lấy cả chúa, ra, rồi dân chủ tự do, khai hóa văn minh như Pháp, Mỹ còn phải cút xéo trên mảnh đất Nước Nam có chủ huống chi bây giờ và sau này dân tộc này mãi mãi vẫn làm chủ cuộc đời mình cần gì như những kẻ mang danh giáo sư suốt dời làm.chó ngoại bang sắp xuống lỗ như lá dụng phất phơ bay lung tung ai oán kêu la dạy đời hả? dân tộc..đâu cần những kẻ như thê !
Trả lờiXóaHô hô, bác viết hay quá, hay đến nỗi đọc xong em chả biết bác viết cái gì.
Trả lờiXóaBác nói GS Hưng dùng các luận điệu cũ mềm, nhưng bác lại dùng các ý phản biện xưa như trái đất.
Đúng là các tờ báo ko có thời gian để đi phản biện lại các luận điệu bị phủ đầu là "phản động", nhưng các dư luận viên - người nhận tiền để múa mép - thì có dư thời gian để làm việc đó. Em xin chúc bác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả đó.