Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Chưa đỗ Ông Nghè đã đe Hàng Tổng

Thấy cộng đồng mạng quan tâm bàn tán, nhất là các bạn xây dựng trang leubao.vn về sự kiện gửi thư cho Bộ trưởng Bộ GDĐT của một sinh viên du học, Bần cũng tò mò tìm hiểu xem sao, đọc tới đọc lui các bài liên quan rồi liên tưởng đến một sự kiện tương tự trước đó mà cảm thấy buồn và tiếc.
Nói về bạn trẻ Ngô Duy Lân và lá thư gửi Bộ trưởng Bộ GDĐT, Bần mừng trước thiện chí chia sẻ của bạn về những vấn đề lớn của xã hội VN hiện nay, điều đó cho thấy mặc dù bạn đang phải dành nhiều thời gian cho việc học song vẫn quan tâm đến vấn đề lớn của đất nước, dám nghĩ và dám trình bày quan điểm của mình là ưu điểm của giới trẻ ngày nay, là điều cần được khuyến khích, qua đó người đọc có thể hiểu được khả năng, trình độ tư duy của bạn và hiểu thêm được những trăn trở của bạn.


Nhưng Bần thấy buồn khi đọc hết lá thư của bạn, thấy bạn còn quá trẻ, theo chú thích của báo VNExpress thì bạn mới chỉ 20 tuổi. Bạn tự giới thiệu đã có sự trải nghiệm 8 năm ở VN, 10 năm ở nước ngoài, trải nghiệm qua 05 nền giáo dục khác nhau. Quả là sự trải nghiệm không nhỏ đối với một người nhỏ tuổi như bạn. Thế nhưng làm thử phép tính: 20 tuổi mà có 10 năm ở nước ngoài (và hiện giờ vẫn đang ở nước ngoài) thì có nghĩa là bạn đã rời VN khi lên 10 tuổi. Một cậu bé 10 tuổi tự nhận có thải nghiệm 8 năm ở nền giáo dục VN, rồi đưa ra những đánh giá, nhận xét về nền giáo dục nước nhà... thì nhận xét đánh giá của bạn có đáng để được một người lãnh đạo cao nhất ngành giáo dục xem xét hay không? Đó là chưa nói đến tính phi lý của con số 8 năm trải nghiệm trong nền giáo dục VN của bạn. Với Bần, lúc lên 10 chỉ mới học lớp 4 (6 tuổi vào lớp Một), nên tư duy lúc đó thì do chỉ thích chơi nên việc học hành luôn là áp lực và chắc chắn sẽ giống như những ví dụ mà bạn viện dẫn rằng chỉ biết học cho thuộc để không bị điểm xấu. Nhưng nay cũng đã già rồi, Bần ngẫm lại thì thấy mình phải cám ơn những cô thầy và cha mẹ mình đã kịp thời gây áp lực để Bần có thể có được những thứ kiến thức căn bản làm nền tảng tư duy đó. Chẳng hạn, nếu không gò Bần học thuộc bảng cửu chương, không bắt Bần đọc thuộc xuôi, rồi đến đọc ngược...thì sau này học toán, Bần đã chẳng thể nhẩm nhanh được các phép tính. Bần thấy các bạn trẻ ngày nay lệ thuộc nhiều vào máy tính, các phép tính đơn giản như tính % của một số nguyên; phép cọng giữa hai số có hai chữ số hoặc phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số mà cũng phải lôi máy tính, điện thoại ra bấm... thì Bần vẫn thích cái “lạc hậu” của nền giáo dục nước ta trước đây hơn bây giờ bạn ạ. Nói như vậy để chứng minh với bạn rằng, nếu bạn nói là qua tìm hiểu thông tin trên mạng internet hay các nguồn nào đó mà đưa ra đánh giá về những mặt trái của nền giáo dục hiện nay thì sẽ thuyết phục hơn là lấy sự trải nghiệm 8 năm của một “thằng oắt con, miệng còn sữa mẹ” để phán xét.
Bần đồng ý với bạn là nền giáo dục nước nhà hiện còn nhiều bất cập, bức xúc lớn hiện nay là việc chạy theo thành tích của trường, của giáo viên, nên nhất là ở bậc tiểu học phần lớn học sinh đều đạt lọai khá giỏi, nhưng thực tế có đúng như vậy không thì lại là một vấn đề khác. Nhưng cái cách so sánh của bạn, cho rằng học sinh hiện nay chỉ biết gạo bài cho thuộc, thầy đọc trò ghi như một cái máy là hoàn toàn không đúng, các phương pháp cải cách đang liên tiếp được vận dụng, khiến không ít phụ huynh phải lo sợ con em họ đang trở thành những “con chuột bạch” của những thử nghiệm đó. Cái “tư duy phê phán” bạn nêu, nếu lại được cải biến bằng một phương pháp nào đó theo kiểu tư duy của một sinh viên tuổi 20, có 8 năm thơ ấu ở VN, thì số phận những “con chuột bạch” e sẽ bị đột biến gien mà trở thành những “tương lai tối tăm” của đất nước.
Bạn phê phán lối tư duy cho rằng thầy là nhất, sách giáo khoa là đúng... là tư duy cần phải sửa và ngợi ca nền giáo dục mà bạn đã trải nghiệm ở nước ngoài là phát huy được sức sáng tạo của học sinh... thì quan điểm này e là bạn đã “nhai” nhầm bả của thành phần chống cộng rồi bạn ạ.
Có thể bạn ngợi ca nền giáo dục mà giáo viên giảng bài trên bục, nhưng học sinh nằm ngả người trên ghế, vắt chân lên bàn là tốt đẹp, nhưng với Bần đó là sự thiếu tôn trọng đối với người thầy, người đem tri thức đến cho mình. Đã là người thầy thì lẽ dĩ nhiên phải giỏi hơn học sinh, bởi nhẽ: thầy đã từng học qua và học kỹ, nghiên cứu sâu về môn, chuyên đề mà thầy được nhà trường cho lên đứng lớp giảng dạy. Tương tự thế, sách giáo khoa là những kiến thức được tổng hợp một cách khoa học, được nghiên cứu bởi các chuyên gia trên lĩnh vực giáo dục và được lấy ý kiến từ những nhà giáo ưu tú trên từng môn học, từng chuyên đề đó; và việc biên tập nên một cuốn sách giáo khoa là cả một quá trình lâu dài, chứ không phải ngày một, ngày hai là có. Học sinh thua thầy là lẽ thường vì chưa có kiến thức, chưa hiểu biết mới phải cắp sách đến trường học, để tích lũy. Nhưng nói thế không có nghĩa là nhất nhất học sinh đều tuân thủ như cái máy. Với bạn có thể chưa bao giờ (khi còn ở VN) nêu ra ý kiến khác với thầy (có thể vì sợ hay vì thiếu tự tin), nhưng không có nghĩa tất cả các bạn học sinh đều thế. Ví như một bài toán các bạn học sinh có thể nêu với thầy nhiều cách giải để cùng đưa đến một đáp số giống nhau; cùng một đề văn, nhưng mỗi bạn viết theo một cách tùy theo sự hiểu biết của mình... nói chung, những môn, những lình vực có thể tư duy thì các bạn học sinh vẫn được thoải mái tư duy, đúng thì được điểm cao, được khuyến khích, sai thì bị điểm xấu. Nhưng những lĩnh vực, những môn học đã là khuôn mẫu thì bạn lại muốn tư duy cách gì đây? Chẳng hạn, với môn lịch sử, sách giáo khoa ghi rõ vua Bảo Đại là triều đại phong kiến cuối cùng ở VN thì bạn lại “tư duy phê phán” rằng triều đại phong kiến cuối cùng là Ngô Đình Diệm chăng? Môn địa lý, ghi đường biên giới nước ta giáp Trung Quốc, Lào, CPC... thì bạn “tư duy phê phán” thành giáp Hà Lan, Mỹ, Pháp được không? Những lập luận của bạn chỉ để đưa đến kết luận rằng nền giáo dục nước nhà đang làm thui chột nhân tài, kìm hãm sức sáng tạo... nhưng nếu thế thì làm sao có được những bạn sinh viên mà sức sáng tạo của họ qua chương trình thi ROBOCOM khiến một quốc gia đi đầu về lĩnh vực này là Nhật Bản còn phải thán phục. Bạn nên suy nghĩ thêm theo khía cạnh điều kiện cơ sở vật chất, chứ đừng đổ lỗi do người thầy không muốn học trò hơn mình, cũng đừng đổ lỗi cho cơ chế của nền giáo dục kìm hãm sáng tạo. Đừng đem so sánh một quốc gia bị giày xéo bởi chiến tranh xâm lược, chịu sự đô hộ khắc nghiệt dai dẳng như nước ta với những nước chưa hề bị chiến tranh hoặc ít bị thiệt hại bởi chiến tranh, vì sự so sánh đó luôn khập khiễng.
Đọc thư của bạn, khiến Bần nhớ đến một bạn trẻ khác, có sự trải nghiệm ở VN nhiều hơn bạn, bạn ấy từng học năm nhất đại học Bách khoa TPHCM trước khi đi du học, nhưng chỉ 4-5 năm sau, từ Pháp bạn ấy viết một lá thư “tâm huyết” gửi cho Bộ trưởng Bộ GDĐT nêu ra nhiều đề xuất táo bạo mang tính chất vấn, trong đó nhắm thẳng lên án thể chế chính trị nước ta là độc đảng, độc tài nên kìm hãm sự phát triển của XH. Bạn ấy là Nguyễn Tiến Trung. Với lối suy diễn rất hời hợt, ngây ngô: Khi sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra tại Mỹ, Nguyễn Tiến Trung nhảy cẫng lên sung sướng rồi sau đó tự trách mình, trách luôn nền giáo dục nước nhà đã gieo cho Trung tư tưởng ghét Mỹ nên mới có phản ứng bột phát đó(mặc dù sự giáo dục đó có phần trách nhiệm của cha mẹ Trung); Trung suy diễn Marx nói “tôn giáo là thuốc phiện, cần phải hủy diệt”(trích từ thư của Nguyễn Tiến Trung), Đảng CSVN lấy CN Marx làm hệ lý luận, là kim chỉ nam thì suy ra Đảng CSVN bài tôn giáo...hay Đảng CSVN là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, trong khi giai cấp công nhân chỉ là thiểu số so với giai cấp nông dân thì suy ra Đảng CSVN không thể đại diện cho dân tộc... Đó là những luận điệu quá cũ của đám phản động lưu vong mà một sinh viên trẻ người, non dạ đã hớp phải rồi “nhai lại” mà cứ ảo tưởng cho đó là tư duy mới... Để rồi với sự ảo tưởng đó, Nguyễn Tiến Trung đã sa đà và rơi vào vòng tay lông lá của bọn phản động lưu vong, làm “thiêu thân” cho những toan tính chính trị của chúng mà cuối cùng hậu quả lại chỉ mình Trung phải ghánh chịu, về nước không bao lâu đã phải ngồi bóc lịch đến giờ vì những nông nổi, bốc đồng, ảo tưởng của tuổi trẻ.
Bạn Lân ạ, như bạn thấy đó, người học võ, nếu chỉ mới học hoặc học chưa tới đâu thì thường hay khoe khoang, đi đâu cũng muốn thử tài nghệ, múa may, biểu diễn... nhưng những bậc sư phụ, khi họ học đến mức thượng thừa thì họ lại rất trầm tính, họ có khuynh hướng che dấu bản thân, tài nghệ của họ chỉ được dùng khi cứu người hoặc tự vệ chứ không phải để khiêu chiến, khoe khoang. Lẽ dĩ nhiên, với lá thư của bạn gửi Bộ trưởng Bộ GDĐT không phải là khiêu chiến, nhưng Bần nghĩ bạn đã quá tin vào bản thân dù mình chưa có được những điều cơ bạn mà bạn đặt ra. Như vậy, nói ra cái điều mà chính bản thân mình còn chưa làm được thì chỉ là lối nói lấy được, nói cho sướng miệng, nói để đánh bóng tên mình... Bần đồng tình với ĐBQH Hoàng Hữu Phước rằng, bạn hãy tốt nghiệp đại học đi, hoặc giả cứ làm cái gì đó thành công đi (như Bill Gates chẳng hạn), hoặc có cống hiến gì đó thiết thực hơn cho đất nước đi đã rồi hẵng nói. Lúc đó lời nói của bạn đi đôi với việc làm sẽ khiến không chỉ Bộ trưởng Bộ GDĐT phải lắng nghe. Hãy nhìn gương GS Ngô Bảo Châu thời điểm nhận Huy chương Fields, mang vinh dự về cho VN là một ví dụ. Xin lưu ý với bạn là GS Ngô Bảo Châu khi bằng tuổi bạn bây giờ mới đi du học và GS đã phải chịu sự giáo dục suốt 20 năm...của một “nền giáo dục lạc hậu” nước nhà...như bạn nghĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.