Bần Cố Nông xin gửi đến bạn đọc bài viết của Nhà văn Đông La, phân tích khá hay về "Nghị" Phước và những nghịch lý của truyền thông Việt Nam thời gian qua. Mời bạn đọc xem qua:
VÀ NGHỊCH LÝ TRUYỀN THÔNG
Truyền thông Việt Nam đang có một nghịch lý, trong vụ “nghị” Phước công kích “nghị” Quốc có một nội dung chính là ông Phước đưa ra những lý lẽ để bảo vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chỉ ra cái mà bạn Dương Đại Việt gọi là “tính cơ hội chính trị” của ông Quốc trong việc gợi ý TT Nguyễn Tấn Dũng từ chức; khi đuối lý thì nói là “thử” hỏi Thủ tướng để Thủ tướng trả lời làm “an dân”. Lẽ ra các báo chính thống của nhà nước phải đồng tình với ông Phước, “bảo vệ” thủ trưởng cao nhất của mình là Thủ tướng, thì ngược lại, lại theo đuôi dư luận “ném đá” ông Phước.
Còn tôi cũng thật ngược đời, chẳng phải công chức, đã chẳng được lĩnh lương mà hàng tháng còn phải đóng thuế, vậy mà y như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, không chỉ gần đây mà hơn chục năm tôi đã làm cái việc lẽ ra của hệ thống truyền thông, những người được bú thì phải bảo vệ “con bò” nhà nước!
Trước vụ “nghị” Phước; việc Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” lộn ngược lịch sử; rồi việc một nhóm trí thức đang đưa ra “kiến nghị lật pháp”, đòi lập một bản hiến pháp của họ, xóa bỏ điều 4, điều xác lập quyền lãnh đạo của Đảng, nghĩa là lật đổ chế độ hiện thời; vậy thử hỏi gần 1000 tờ báo của chế độ, có được mấy bài thực hiện đúng chức trách của mình, vạch ra những sự sai trái đó?
Truyền thông là quyền lực thứ tư, thường phải đứng cao hơn dư luận, chỉ ra bản chất vấn đề để trấn an dư luận, bảo vệ sự ổn định của chế độ, bảo vệ “người” trả lương cho mình, thì trong nhiều vụ việc, truyền thông lại góp phần “làm loạn”, điển hình là vụ “nghị” Phước!
Vậy đó là những “ai”?
Tôi không thể biết hết vì không đọc hết được các báo, hiện thấy có 3 cơ quan báo chí lớn công kích ông Phước, bảo vệ ông Quốc, như vậy đồng nghĩa với việc công kích những ý kiến bảo vệ TT Nguyễn Tấn Dũng của ông Phước.
Trên của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa, đã đăng ý của luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM cho Hoàng Hữu Phước là “vi phạm pháp luật” mà tôi đã viết trong bài“NGHỊ” PHƯỚC LÂM NGUY. Tiếp theo, trên đã đăng bài“Pháo nổ và 'tứ đại ngu'” của Kỳ Duyên cho HHP: “Không chỉ vô văn hóa, ngông cuồng, hợm hĩnh, mà còn xằng bậy… Cho thấy, quá trình hiệp thương để bầu ông này vào làm ĐBQH chắc chắn còn những sơ hở, khiếm khuyết”.
Tôi cũng đã phê phán thái độ và cách dùng từ của ông Phước, có thể ông Phước đúng là có “hợm hĩnh” nhưng nói ông Phước “ngông cuồng, xằng bậy” thì chính tác giả Kỳ Duyên này mới đúng là “ngông cuồng, xằng bậy”!
Người ta chỉ ngông cuồng, xằng bậy khi làm sai. Nhưng ông Phước phản bác ông Quốc không sai. Như về Luật Biểu tình. Tôi đã viết, ta đã có luật khiếu nại, tố cáo, nếu làm tốt luật này thì không cần có luật biểu tình. Có chăng là luật biểu tình chỉ có lợi cho những lực lượng muốn lợi dụng việc biểu tình để chống chế độ, đúng như ý ông Phước. Kinh nghiệm này có thể rút ra từ nhiều biến cố đã từng xảy ra ở chính nước ta cũng như khắp nơi trên thế giới. Còn chuyện mại dâm mà ông Phước nói ông Quốc như Kỳ Duyên trích: “Đoạn kết gần cuối của toàn bài viết: “Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về "đĩ" là chứng tỏ ta đây có trình độ "Trí" muốn nữ công dân - trong đó có các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc - có quyền tự do sử dụng vốn tự có để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm. Không ngờ đó lại là cái "Thấp kiến" của phường vô hạnh vô đạo đức vô lại vô duyên, dễ đem lại danh xưng "Nhà Đĩ học" bên cạnh "Nhà Sử học". Về ngôn ngữ thì đoạn này đúng là ông Phước quá khích nhưng còn nội dung? Liệu ông Quốc có chấp nhận cho con cháu mình hành nghề bán dâm theo ý ông Phước không? Mà ông cũng còn cho rằng công nhận nghề bán dâm là “đạo đức” nữa kia mà! Mà đã công nhận nghề bán dâm sao không công nhận nghề bán ma túy? Ma túy ảnh hưởng xấu đến xã hội còn nghề bán dâm thì không sao?
Một nhà báo hoàn toàn không đếm xỉa đến nội dung chính vụ việc, chỉ phóng đại những cái phụ, phải chăng Kỳ Duyên cũng “đại ngu” theo cách nói của “nghị” Phước? Còn theo tôi, lối viết thiếu khách quan, đầy kích động của Kỳ Duyên như trên đúng là “xằng bậy”, ngôn từ mà Kỳ Duyên đã dùng để công kích ông Phước.
Trước đó, trên , Kỳ Duyên cũng “xằng bậy” khi viết bài “Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh và 'điệp khúc' hổ thẹn”.
Tôi từng ca ngợi nhiều những người từng phục vụ chế độ VNCH, từ Nguyễn Cao Kỳ, GS Trần Chung Ngọc đến Nhà báo Nguyễn Phương Hùng gần đây, trong việc họ nhận ra được sự thật lịch sử, đã trở về đất nước như những tấm gương của sự hòa giải, nên cũng rất hoan nghênh Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã trở về. Nhưng tôi phản đối các tờ báo và những cá nhân đã và đang ca ngợi Phạm Duy quá lố, nhất là dịp nhạc sĩ mới qua đời gần đây. Kỳ Duyên viết: “Cũng giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn. Đó là "điệp khúc công chức 100 triệu". Việc dùng “tài hoa” của Phạm Duy đối lập với tệ nạn mua bán chức để vừa ca ngợi Phạm Duy vừa phê phán chế độ là việc làm khập khễnh, thiển cận, và nói theo “nghị” Phước là “đại ngu”! Giả sử tôi cũng so sánh “đểu” như Kỳ Duyên, giữa phẩm chất của một chế độ đã dang rộng vòng tay đón một người mấy lần phản trắc như Phạm Duy trở về với một phẩm chất xấu nhất mà người ta đã nói về ông mà tôi không nỡ nói ra, thì Kỳ Duyên thấy sao đây?
Kỳ Duyên tiếp: “Trong cả một cuộc đời gần trọn thế kỷ, có một "quãng tối"- một "quãng lặng" buồn nhất, kéo theo rất nhiều hệ lụy, … Đó là những tháng năm theo kháng chiến, bồng bột, sôi nổi, đầy chất thị dân và nghệ sĩ, để rồi cuối cùng ông... lạc bước. Hay đó là sự chủ ý chọn lựa?”. Nếu Kỳ Duyên dừng ở chữ “lạc bước”, Kỳ Duyên đúng là nhà báo có lập trường cách mạng, còn viết thêm “Hay đó là sự chủ ý chọn lựa?” thì chứng tỏ Kỳ Duyên hiểu rất đúng về Phạm Duy. Biết vậy mà vẫn nồng nhiệt ca ngợi Phạm Duy như thế, xem chừng lập trường Kỳ Duyên đã lệch sang phía “phản cách mạng”. Phạm Duy không lạc bước mà ông đúng là “chủ ý chọn lựa” con đường quay lưng lại với cách mạng bởi ông từng viết:
Một ngày 54, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày 75, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!...
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người…
Kỳ Duyên viết tiếp thế này: “Và cho dù, có ấm nồng miền viễn xứ, thì nước Việt, cuối cùng vẫn là sự chọn lựa của người nhạc sĩ đa tài và đa tình” thì tâm sự của Phạm Duy với Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, như vả vào mồm Kỳ Duyên, khi ông nói "quá khiếp" hận thù ở Mỹ và thấy "sướng hơn" khi về VN (theo BBC).
Cũng ca ngợi Phạm Duy quá lố, trong bài “Phạm Duy trong hành trang cuộc đời tôi”, với tên tác giả là GS Vũ Đức Vượng, viết: “Nền âm nhạc Việt đã có nhiều nhạc sĩ, ca sĩ lừng danh để lại dấu ấn phi thường, gắn với những nhạc phẩm sống mãi. Những Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Lê Thương, Trịnh Công Sơn... sẽ trường tồn vĩnh hằng.
Nhưng với cá nhân tôi, không ai có một sự nghiệp sánh được với Phạm Duy”; “xã hội Việt Nam - có lẽ Phạm Duy là người duy nhất đã thể hiện được vô vàn những vui buồn, những câu chuyện rất thật”.
Nếu Vũ Đức Vượng viết trên blog riêng của mình thì dù có đội hẳn Phạm Duy lên đầu cũng chẳng sao, nhưng thuộc thuộc một Bộ của Nước CHXHCNVN thì đăng kết luận như trên thì thật là bậy bạ!
Phạm Duy có tài thì không ai phủ nhận, ông đúng là viết nhiều và đa dạng nhưng cho “không ai có một sự nghiệp sánh được” với ông là không đúng. Tình ca của Phạm Duy là tác phẩm tiêu biểu cho chất hàn lâm, cổ điển, hoành tráng thì không thể so được với Trường ca sông Lô của Văn Cao, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, Ca ngợi tổ quốc và Tổ quốc yêu thương của Hồ Bắc, Việt Nam trên đường chúng ta đi của Huy Duy, Đất nước bên bờ sóng của Thái Văn Hoá , kể cả Đất nước tình yêu của Lệ Giang, một cô giáo dạy cấp II ở Huyện Gia Lâm Hà Nội, và đặc biệt là Việt Nam quê hương tôi của người nhạc sĩ đồng hương Đỗ Nhuận của tôi. Tất cả những tác phẩm vừa nhắc đều là những tác phẩm rất nổi tiếng, có giai điệu độc đáo, tuyệt vời, không lẫn vào đâu được; là những tác phẩm chuẩn mực, thường được các ca sĩ thi dòng nhạc thính phòng chọn trình bầy để khoe giọng, thi đấu với nhau; và tất cả chúng đều hùng tráng, thể hiện cái hào khí của hồn thiêng sông núi nhưng vẫn êm đềm, mượt mà, thiết tha làm say đắm lòng người. Tôi viết Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận đặc biệt bởi ta thấy nó thật tuyệt vời khi được chọn làm nhạc nền của SEA Games lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam, từng khiến cho khán giả thế giới ngưỡng mộ nền âm nhạc tuyệt vời của chúng ta. Còn Tình ca của Phạm Duy cũng hoành tráng nhưng đúng như các cụ nói “Văn là người”, nó mang dấu ấn “nổi trôi” của cuộc đời ông; có da diết, đắm say nhưng vẫn có phần mặc cảm, yếm thế; kể cả về giai điệu, không thể sánh với những bài kể trên. Còn nhạc “não tình” của Phạm Duy thì tôi cũng thích một số bài về giai điệu như “Mùa thu chết”, “ngày xưa Hoàng thị” và cái bài có câu “anh yêu em như rừng yêu thú dữ” gì đó v.v…, nhưng chúng cũng chỉ hay như nhạc Trịnh Công Sơn và vô vàn những bài khác của nhiều nhạc sĩ Miền Nam trước giải phóng, dù họ chỉ thành công một vài bài.
Theo Nhạc sĩ nguyễn Lưu, những nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam như Hồng Đăng, Trọng Bằng, Phạm Tuyên cũng đã từng lên tiếng không đồng ý với việc tung hô nhạc sĩ Phạm Duy quá lố.
Tiếp theo Kỳ Duyên, 24/2/2013, trên mục Chính trị, trang chủ đăng bài Ông Hoàng Hữu Phước còn viết 'tiền nhân Việt… ngu xuẩn' của Trúc Nam Sơn, “đánh” tiếp Hoàng Hữu Phước khi trích Hoàng Hữu Phước viết: “Tiền nhân Việt Nam đã có lần “đại ngu” khi chống Nhà Hồ, …nhiều người dân không ủng hộ Nhà Hồ, cộng thêm sự kêu gọi lật đổ chế độ của nhiều thế lực đã khuyến khích Nhà Minh xua quân sang đánh năm 1406 làm Nhà Hồ sụp đổ, toàn bộ gia quyến Hồ Quý Ly bị bắt về Tàu, còn nước Việt lại mang gông cùm xiềng xích bị Tàu đô hộ tiếp sau 500 năm giành được quyền tự chủ. Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt vậy”. Ở đây Hoàng Hữu Phước lại sai khi dùng từ nhưng về bản chất vấn đề thì Hoàng Hữu Phước lại đúng. Trúc Nam Sơn đã lu loa phóng đại, vì thiên kiến đã vu oan cho Hoàng Hữu Phước, khi viết: “tiền nhân Việt” chính là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam bị một người xưng “danh đại biểu Quốc hội” xúc phạm”. Bởi Hoàng Hữu Phước hoàn toàn không xúc phạm “tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam” mà chỉ là “nhóm” tiền nhân Việt thời Hồ Qúy Ly “đã khuyến khích Nhà Minh xua quân sang đánh năm 1406” mà thôi, đã làm dân ta lại mất nước, bị Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427) .
Cũng như trong toàn bộ lịch sử nước ta: Kiều Công Tiễn từng cầu cứu vua Nam Hán đánh Ngô Quyền; Trần Ích Tắc, khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), đã đem cả gia đình đi hàng giặc để mong được làm vua; Lê Chiêu Thống cầu viện Mãn Thanh đánh quân Tây Sơn; và Nguyễn Ánh, người từng giao cả con và dâng Côn Đảo cho Pháp để xin chi viện đánh Tây Sơn, đã gián tiếp "đưa hổ vào nhà" hay "cõng rắn cắn gà nhà", gây ra hậu quả mất nước về sau.
Tất cả những người trên cũng đều là “tiền nhân Việt”, nhưng không thể là “Tổ Tiên của cả dân tộc” theo ý Trúc Nam Sơn.
Noi theo , http://giaoduc.net.vn/ đã đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Minh Thuyết phê phán ông Phước ủng hộ ông Quốc như tôi đã viết trong “NGHỊ” PHƯỚC LÂM NGUY . Còn trên có bài “Tứ đại” luận về một ông nghị” của LÊ THANH TÂM, viết: “Cũng không ai cấm ông Phước thể hiện chính kiến trên các trang mạng xã hội, nhưng dẫu sao đây vẫn là cách làm hạ sách, không phải chỗ được coi là chính thống khi đề cập những chuyện quốc gia đại sự”. Khi viết đích danh thì viết blog không phải là “cách làm hạ sách, không phải chỗ được coi là chính thống”. Nói vậy là chống lại dân chủ và phản văn minh. Chỉ những kẻ ẩn danh viết bậy, làm hại người khác mới là “hạ sách”. LÊ THANH TÂM cần phải biết nhiều cá nhân bị bắt vì phạm pháp khi viết bậy trên blog. Nếu cho là “không chính thống” thì bắt họ là bắt bừa sao? LÊ THANH TÂM viết “Một người như ông Phước là phải rất tự trọng khi tranh luận, không thể ăn nói bừa bãi, lại càng không thể xúc phạm người khác” là hoàn toàn không hiểu gì. “Nghị” Phước có “xúc phạm” nhưng hoàn toàn không phải “ăn nói bừa bãi” mà ông này toàn nói đúng về những chuyện đại sự quốc gia. Một nhà báo không hiểu được bản chất vấn đề, lại theo đuôi dư luận, dùng cơ quan truyền thông của nhà nước bóp méo sự thật thì thật là nguy hiểm. Đề nghị ông TBT báo Tuổi trẻ nghiêm túc coi lại bài của LÊ THANH TÂM và ông Phước nên có ý kiến!
Trong triết học có các cặp phạm trù Bản chất Hiện tượng, Nội dung Hình thức; trong dân gian có câu “khẩu Phật tâm xà”; người làm báo nói riêng cũng như tất cả những người làm những việc liên quan đến chữ nghĩa nói chung đều phải hiểu để chỉ ra được thực chất vấn đề. Như trường hợp 3 ông “nghị”: Thuyết, Quốc, Phước; thì qua các phân tích của tôi ở các bài trước, 2 ông Thuyết và Quốc đúng là “khẩu Phật tâm xà”; còn “nghị” Phước là “khẩu xà tâm Phật”. Tiếc là không chỉ quần chúng mà nhiều nhà báo vì dốt đã không hiểu. Tệ hơn là từ thành kiến đã cố tình làm sai lệch sự việc, không những không hướng dẫn dư luận mà còn theo đuôi dư luận, và tệ nhất là việc lợi dụng dư luận vì mục đích xấu. Có nhiều kẻ sống bám nhà nước, nhưng tham vọng chưa thỏa, bỏ nhà nước thì không dám, luôn bắt cá nhiều tay, sẵn sàng đón gió trở cờ. Huy Đức là một ví dụ. Khi viết bài Bức tường Berlin là hành động muốn “bắt cá thêm tay khác”, đã bị đuổi việc, từ mối hận đó đã không ngại xuyên tạc, bôi đen thực tại, viết “Bên thắng cuộc” há miệng chờ sung. Tôi đã viết Huy Đức ngu khi lóa mắt về nền “văn minh” ăn theo chi phí cho cuộc chiến của Mỹ của Sài Gòn trước giải phóng, vậy mà còn bị ông GS Trần Chung Ngọc mới đây chê là đánh giá Huy Đức “hơi cao” có tức không cơ chứ!
TPHCM, 25-2-2013
ĐÔNG LA
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóanói nhiều hay nói ít có điều nói ít để người nge dễ hiểu vẫn hơn cho phép tôi lấy ví dụ thế này hai tên lai buôn chă là phải học ít rồi nhưng chỉ cần tay a [chửi] tay b la mày là đồ ngu tới lần thứ hai thôi là ăn vài cái tát măt vác lên rồi không kịp nói đến câu thứ ba tư như ông HHP [chửi] ông Q tới tứ đai ngu thì còn gì là người nữa....
Trả lờiXóa