Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Phó Giáo sư Tương Lai


Sự kiện một số trí thức trong và ngoài nước tham gia ký tên vào lá thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rõ là đã có sự nóng vội và bất cẩn trong câu từ. Chỉ với câu “nghe thông tin trên mạng” đã cho thấy sự ngớ ngẩn của người soạn thảo, một lá thư cho trí thức ký tên mà viết như vậy thì hóa ra trình độ trí tuệ của trí thức chỉ đến vậy thôi sao? Tôi được biết lá thư này do “Giáo sư Tương Lai” soạn thảo (không thấy GS Tương Lai phản đối thông tin này và thực tế cho thấy ông ấy cũng là người bảo vệ lá thư một cách mạnh mẽ nhất). Sau đó, tác giả Lý Trần Trung Ngôn đã nói ông Tương Lai không phải là giáo sư, chỉ là phó giáo sư, tôi xác nhận điều này và xin giới thiệu thêm một số hiểu biết nho nhỏ của tôi về Phó Giáo sư Tương Lai.

Tương Lai tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế, ông Tương chỉ có học hàm Phó Giáo sư, còn việc gọi là Giáo sư là do ông ấy tự phong. Từ PGS thành GS phải qua 3 hội đồng khoa học ở cấp cơ sở, liên ngành và nhà nước. Ông Nguyễn Phước Tương cho đến lúc nghỉ hưu vẫn chưa được đặt chân đến hội đồng khoa học cấp cơ sở! Tức vẫn chỉ là PGS và cụ thể là PGS xã hội học. Quá khứ là như vậy, hiện tại vẫn thế, còn tương lai thế nào thì chưa biết.
Ông Nguyễn Phước Tương khi làm Viện trưởng Viện Xã hội học là con người độc tài, độc đoán, phe cánh, gây chia rẽ mất đoàn kết, đấu đá, kiện cáo liên tục, thậm chí có thông tin ông Tương còn bị kiện lên Quốc hội vì bán tài liệu cho nước ngoài. Câu truyền miệng “Tương Lai vận với tai ương một vần” là có từ thời kỳ này. Chữ tai ương ghép thành tên cúng cơm của PGS Tương Lai. Những việc này các anh chị ở Viện Xã hội học đều biết, còn việc bị kiện lên Quốc hội thì một số anh chị hiện ở Viện Nghiên cứu con người, Viện Phát triển bền vững Nam bộ có thể biết rõ hơn. Về chuyên môn của ông Tương thì sao ? Đầu tiên ông dạy trường 10+3, về Viện Triết học rồi chuyển sang Viện Xã hội học. Kiến thức của ông Tương không có hệ thống, viết thường lắp ghép, ta một ít, tây một ít, không sâu sắc. Lá thư vừa qua là minh chứng rõ nhất.
Ông Tương còn được giới trí thức biết tiếng vì có người thân là Tôn Thất Đàn, Tổng đốc Nghệ An thời Pháp thuộc, ông Tôn Thất Đàn đã dìm cuộc cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh vào biển máu. Lúc đó, phong trào cách mạng xứ Nghệ đang lên, thực dân Pháp buộc phải tăng cường bộ máy thống trị ở đây, chuyển nhiều quan chức có kinh nghiệm từ Huế như: Nguyễn Khoa Kỳ về làm Tổng đốc Vinh thay Phạm Bá Phổ, cử Bonnom (chánh thanh tra chính trị của toà Khâm sứ Trung Kỳ) và Thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn ra trực tiếp chỉ huy cuộc “dẹp loạn cộng sản” ở Nghệ Tĩnh. Tôn Thất Đàn đã có một câu nói “di xú vạn niên” hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh:“Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, không có Nghệ Tĩnh không nghèo). Với câu nói này Tôn Thất Đàm cho rằng vùng đất Nghệ Tĩnh không có giá trị gì trên đất Việt Nam nên đã ra lệnh giết hại đồng bào xứ Nghệ như đã nói ở trên.
          Huyền Nữ

4 nhận xét:

  1. Bạn đã chuẩn bị gì cho ngày 21/12/2012?


    Ba Vì là nơi an toàn trong Ngày Tận thế?
    http://googletienlang.blogspot.com/2012/12/ba-vi-la-noi-toan-trong-ngay-tan-the.html

    Trả lờiXóa
  2. Toi se hon moi nguoi va hon moi ban

    Trả lờiXóa
  3. ong gs tuong lai chi noi choi thoi,dau co lam c gi chu tit....cong san voi nhau ma

    Trả lờiXóa
  4. Du khách có thể đặt phòng trực tiếp với khách sạn thông qua số điện thoại của khách sạn. Tất cả các khách sạn Bình Dương đều được quảng bá miễn phí.
    khách sạn TP Hồ Chí Mình
    khách sạn đồ sơn

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.