Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Câu chuyện về chị bán hàng rong


Cũng bởi tò mò mà Bần có mặt tại công viên 23/9 (TPHCM) ngày 8/12/2013. Chả là vì đọc được thông tin các “anh/chị” xưng danh “Mạng lưới Blogger VN” thông báo sẽ tổ chức buổi sinh hoạt để phổ biến, tuyên truyền về quyền con người cho người dân thành phố, có gửi kèm “quà tặng” cho người dân nào quan tâm... nên Bần đến xem thử xem thế nào.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa, không phải thật.
Đợi đến khoảng 17h30 thì thấy có một nhóm tụ lại, bày “đồ nghề” ra, có lẽ đã có sự phân công nên ai nấy đều khẩn trương, mỗi người một việc rất nhịp nhàng, ăn ý: Kẻ thổi người buộc dây, kẻ phát bóng bay, người phát tài liệu... chẳng bao lâu đám trẻ con đang chơi đùa trong công viên thấy được phát bóng bay miễn phí thì đổ về đua nhau xin mỗi đứa vài trái, rồi chạy ra ngoài thi nhau đập bể trông rất phấn khích. Một vài bác ngồi chơi công viên cũng tò mò ghé vào xem thì được phát cho mỗi người một tập tài liệu, Bần cũng được tặng một tập “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” có đề bên trên là “Mạng lưới Blogger VN”, xem lướt qua thì cũng chẳng có gì mới, toàn là những thứ mà nhà nước đã công bố từ rất lâu và qua các phương tiện thông tin đại chúng công khai, phổ biến... chứ ai đâu rải rải kiểu này?

Thất vọng, đói bụng nên Bần sà đến gọi một bát bún riêu của một chị hàng rong gần đấy. Khi mùi hương đặc trưng của bát bún riêu bốc lên phần nào làm dịu đi cảm giác đói bụng và xua bớt nỗi bực dọc trong người Bần, cũng là lúc chị hàng rong như nhận thấy Bần là người đang quan tâm đến đám đông tụ tập trước mặt, chị lên tiếng hỏi:
- Người ta làm gì mà tụ tập đông vậy bác?
- Tuyên truyền về quyền con người – Bần ậm ừ cho qua.
- Là sao hở bác?
- À, thì là người ta phát tài liệu tuyên truyền về quyền con người mà nhà nước ta ký kết với Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân ấy mà...
- “Họ” là cơ quan nhà nước đi tuyên tuyền à? Sao mà thấy không giống, trông lôi thôi, lếch thếch như đám bụi đời vậy?
Bần nhìn lại cô bán hàng rong, cô này ngó bộ dân dã mà có cái nhìn tinh thật, biết nhận định, đánh giá về những gì diễn ra khá tinh tế mà lại rất khách quan nữa chứ. Nhìn lại đám người lố nhố kia thì qủa thực chẳng giống ai, lại thêm mớ “đồ nghề” đựng trong mấy bịch nilon đen và mấy cái ba lô cá nhân thật chẳng có vẻ gì của một tổ chức chuyên nghiệp. Bần thấy bắt đấu có hứng thú khi nói chuyện với cô bán hàng, Bần hỏi:
- Chị bạn hàng đây lâu chưa?
- Dạ, em bán cũng được hơn 5 năm rồi – Ngưng một lát, chị nói tiếp: trước nay em ngồi ở chỗ kia (giơ tay chỉ về hướng đám người đứng lố nhố thổi bong bóng, phát tài liệu ) nhưng nay họ chiếm mất, thành thử em phải chuyển sang chỗ này.
Vừa lúc đó có người gọi bát bún riêu, chị tròng chiếc găng tay, nhanh nhẹn bốc bún, bốc rau, chan nước, không quên múc một ít mắm tôm, một chút ớt sa tế vào một chiếc chén nhỏ đưa cho khách. Rồi chị nói tiếp:
- Hôm nay ế bác ạ, từ tối đến giờ mà mới chỉ được bác và người vừa rồi ủng hộ. Chả biết hôm nay có bán hết hàng không nữa?
Chị thở dài, ngước mắt nhìn đám đông trước mặt không dấu nổi nét buồn trong đôi mắt.
- Bác nói người ta tuyên truyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân à? chả biết ngươì dân nào, chứ người dân như em thì phải chịu thiệt đấy.
Cảm thông với chị và cũng là để trò chuyện cho chị bớt buồn trong khoảng thời gian không có khách mua hàng, tôi nói:
- “Họ” không phải cơ quan hay tổ chức nhà nước nào đâu chị, “họ” là một nhóm người rảnh rỗi thường lên mạng internet trò chuyện với nhau tự hùa với nhau để lập ra một nhóm với danh xưng là “Mạng lưới Blogger VN” rồi tự nhận vơ cho mình cái sứ mệnh là tuyên truyền về quyền con người, chứ có ai thuê mước họ đâu.
- Thế họ không phải là người của nhà nước à? - Như nhận ra điều gì, chị càng trở nên bực dọc, nói tiếp: Thế mà em cứ tưởng là người nhà nước cơ chứ, nên em nhường chỗ, chứ họ cũng như em, lại là người mới đến mà dám dành chỗ “ngon” của em, thế có tức không chứ?
- Tôi ôn tồn khuyên lơn chị, những chỉ để chị bớt nóng giận: Ở đây là công viên, là chỗ sinh hoạt chung của người dân thành phố, đến đây thì quyền lợi ai cũng như ai và không cho chuyện xí chỗ đâu chị ạ.
- Chị như không chịu với sự cắt nghĩa đó, chị nói: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, ông bà đã dạy vậy rồi, họ là người mới đến, họ phải biết tôn ti trật tự, phải biết có trước, có sau chứ, vậy mà ỷ đông họ đến lấn luôn làm em phải nhường nhịn thiệt thòi thế này. Không được, em phải đuổi họ đi chứ không để họ chiếm chỗ của em được, nếu không tối nay cả nhà em có ăn mãi cũng không hết số bún này.
Rồi chị loay hoay một lát, sau đó nhờ tôi trông hộ ghánh hàng rồi vùng vằng tiến tới chỗ đám đông. Tôi thực sự chưa hiểu cô bán hàng sẽ làm cách gì để “ đuổi” đám đông kia với một mình cô, không một phương tiện gì trong tay.
Nơi đám đông, giờ xuất hiện một chị xồn xồn đang ra rả như thầy thuyết pháp, rằng thì là “Nhà nước ta đã tham gia ký kết với Liên Hiệp Quốc về quyền con người”, rằng thì là “mỗi công dân chúng ta đều có quyền làm một con người” rồi thì là “quyền con người phải được tôn trọng”... Nhìn kỹ thì ra chị xồn xồn kia là Bùi Hằng, ngươì “nổi tiếng” biểu tình “yêu nước với cả máu trên và máu dưới”. Chị ta có chất giọng thật khỏe, tuy đám đông khá ông ào, nhưng giọng chị vẫn lanh lảnh phát ra, mặc kệ có ai nghe hay không...
Bất chợt, cũng chính chất giọng ấy la lên thất thanh:
- Ối! Ối! Làng nước ôi, chúng mày làm cái gì thế này? Chúng mày làm gì bà thế này? Chúng mày hèn thế à? Chế độ này của chúng mày cũng sớm sụp đổ thôi... bởi những người như chúng mày...
Tôi chưa hiểu chuyện gì thì thấy chị bán hàng rong rẽ đám đông quay lại với nụ cười tinh nghịch. Tôi hỏi chị:
- Chuyện gì thế?
- Bác cứ ngồi chờ em!
Quả thực sau lời tru tréo của Bùi Hằng thì đám đông nhanh chóng dãn ra và bắt đầu giải tán, Bùi Hằng vẻ như rất bực tức, vừa đi vừa chửi, đi tới cũng chửi, quay đầu lại cũng chửi, chị lôi tất cả những từ ngữ dơ bần nhất để chửi, chửi từ những đứa nào đã làm gì chị đến chửi chế độ này sẽ thế này thế nọ...chẳng khác gì nhân vật chính trong câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Nam Cao: Chí Phèo.
Qua nhiên như lời của chị hàng rong, chỉ sau không đầy 10 phút thì vị trí bán hàng lâu nay của chị đã trở nên quang đãng. Tôi hỏi chị: “Chị làm sao hay thế?”. Không trả lời câu hỏi của tôi, chị chỉ cười và nói: “Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn mà bác!”
Tôi cũng đã “hoàn thành” xong bát bún riêu, trả tiền cho chị xong, tôi đứng dậy ra về... Tuy thất vọng vì không nhận thấy cái gì hay ho mới mẻ từ nhóm tự gọi là “Mạng lưới Blogger VN ” kia, nhưng đổi lại tôi lại có được một cuộc trò chuyện khá thú vị. Một câu chuyện thật nhân văn về người bán hàng rong đắp đổi qua ngày để nuôi hai đưa con đang tuổi ăn học bằng gánh bún riêu nơi công viên 23/9, về gương mặt gầy guộc nhưng với đôi mắt sáng rực tự tin, tuy khó nhọc nhưng không làm chị chùn lòng với một nghị lực vươn lên rất mộc mạc mà đậm chất nhân văn, nhất là khi bảo vệ lẽ phải cho chính mình trước sự xâm hại của kẻ khác.
Chị bán hàng rong, bát bún riêu với mùi vị đặc trưng... là tất cả những gì mộc mạc rất Việt Nam, đã cho tôi một cảm nhận thật đặc biệt về những con người, những quyền lợi mà trên không gian ảo người ta thường rao giảng thật hay, nhưng với thực tiễn lại rất khác. Đó là Quyền con người!
Bần Cố Nông

24 nhận xét:

  1. Nhưng tóm lại là chị bún riêu làm thế nào để đuổi dc Hằng Bùi? Bác Bần cố nông sao ko kể nốt?

    Trả lờiXóa
  2. Không hỉu à HLL? chị ấy tặng Bùi Hằng một bịch mắm tôm, khiến Bùi Hằng giãy nảy lên, chửi tất tật những gì có thể chửi... hè hè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thật không bác.theo em nghĩ có lẽ là thật.thấy giống vụ công nhân ăn cán chối bà già quá.

      Xóa
  3. Chuyện thật đấy! Ngân Kim à! Mình đã điều tra vụ này và thấy các bạn kia đang lu loa:
    "18h30: Blogger Miu cho biết: "Hoạt động nhân quyền vừa rồi tại công viên 23/9: có rất nhiều người lớn đã vờ xin bong bóng có in dòng chữ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG của chúng tôi và đem chích nổ. Sau đó là hàng loạt an ninh thường phục đã lao vào cướp những tờ giấy chúng tôi in gồm: Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, Công ước Chống Tra tấn của LHQ... và xé vụn.
    Khi chúng tôi tỏ ra ôn hòa ngồi hát cùng nhau thì côn đồ xăm trổ khắp mình trông rất dữ tợn ở đâu xông tới đánh anh Châu Văn Thi tới tấp và những bọc mắm tôm ném vào chúng tôi... Chúng ta đã mất nhân quyền thật rồi, người đi truyền bá về nhân quyền mà bị đối xử thô bạo như thế ư? Chúng tôi đã tỏ ra quá ôn hòa với các anh rồi, đổi lại các anh đối xử bằng côn đồ và bạo lực với chúng tôi như thế sao???? Vậy xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền LHQ để làm gì?"
    "

    Hoan hô bà Bún riêu!
    Hôm nọ Cụ già Hàng nước ở Hà Nội cho nhà zân trủ Lê Thị Công Nhân ăn cán chổi!
    http://googletienlang.blogspot.com/2013/11/video-le-thi-cong-nhan-oi-gioi-oi-cong.html
    Hôm nay Bà Bún Riêu ở Sài Gòn cho nhà zân trủ Hằng Bùi ăn ... mắm tôm!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoan hô chị bán bún riêu!!!

      Xóa
    2. Sửa 2 câu lại chút xíu sẽ thành 2 câu đối rất hay.

      Xóa
  4. Ném mắm tôm là hành vi của loại tiểu nhân hèn nhát, các anh hả hê vì hành vi này tôi chê.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi! Anh Pín đi mà chê Bà Riu cua! Với lị Cụ bà Bán hàng nước!
      Thách anh đi mờ chê Cụ già Bán hàng nước đới! Dám hông? Có mà ăn thêm mấy cán chổi!
      http://googletienlang.blogspot.com/2013/11/video-le-thi-cong-nhan-oi-gioi-oi-cong.html

      Xóa
    2. Đây là hành động tự phát khi bị xung đột quyền lợi. Nhìn theo góc độ của Pín cũng có lý nhưng là cái nhìn của trí thức. Nhưng Pín thử nghĩ với tâm trạng của một người hàng rong ế hàng, chưa biết kiếm gì nuôi con và chưa biết phải giải quyết sao với gánh hành ế thì việc trút giận vào đối phương theo kiểu của những người dân thường, dân trí thấp có lẽ cũng cần có một cái nhìn cảm thông hơn Pín ạ!

      Xóa
  5. Ha ha, Hay quá bác Bần ơi. Nếu biết hôm đó tui cũng lân la ra đó xem chuyện vui được rồi. Nghe đâu con mụ Bùi Hằng vừa "xuống tóc" để phản đối cái bịch mắm tôm của bà Bún riêu thì phải.

    Trả lờiXóa
  6. Phải ko đó các bác?. Chứ em nghe người ta nói là bà Hằng bị đánh ghen vì tòn ten với ông Phạm Bá Hải. Nghe kêu bả bị người tình của ông Hải tạt mắm tôm, tức quá bả về cạo đầu, công khai theo ông Hải luôn rồi. May cho bả là chỉ bị ăn mắm tôm chứ ko phải là axit...

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ sau những sự kiện này, các chị zân chủ Công Nhân và Bích Hằng nếu muốn tiếp tục diễn thuyết, phát truyền đơn, .. người thì phải leo lên cây, người thì phải mặc áo mưa cho an toàn hơn. Hành động cạo trọc đầu của BH rất khôn khéo, vì không còn tóc để dính mắm tôm nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thông tin từ các anh chị em rzân chủ cho rằng: Việc Bích Hằng gọt đầu để phản đối mắm tôm thịt chó chỉ là lý do ngụy trang cho việc hẹn hò, thân mật giữa Hằng và Phạm Bá Hải. Phải công nhận, Bùi Hằng quá cao tay trong việc này, bái phục, bái phục...

      Xóa
    2. Có thông tin từ các anh chị em rzân chủ cho rằng: Việc Bích Hằng gọt đầu để phản đối mắm tôm thịt chó chỉ là lý do ngụy trang cho việc hẹn hò, thân mật giữa Hằng và Phạm Bá Hải. Phải công nhận, Bùi Hằng quá cao tay trong việc này, bái phục, bái phục...

      Xóa
    3. Có thông tin từ các anh chị em rzân chủ cho rằng: Việc Bích Hằng gọt đầu để phản đối mắm tôm thịt chó chỉ là lý do ngụy trang cho việc hẹn hò, thân mật giữa Hằng và Phạm Bá Hải. Phải công nhận, Bùi Hằng quá cao tay trong việc này, bái phục, bái phục...

      Xóa
    4. Có thông tin từ các anh chị em rzân chủ cho rằng: Việc Bích Hằng gọt đầu để phản đối mắm tôm thịt chó chỉ là lý do ngụy trang cho việc hẹn hò, thân mật giữa Hằng và Phạm Bá Hải. Phải công nhận, Bùi Hằng quá cao tay trong việc này, bái phục, bái phục...

      Xóa
    5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    6. Có thông tin từ các anh chị em rzân chủ cho rằng: Việc Bích Hằng gọt đầu để phản đối mắm tôm thịt chó chỉ là lý do ngụy trang cho việc hẹn hò, thân mật giữa Hằng và Phạm Bá Hải. Phải công nhận, Bùi Hằng quá cao tay trong việc này, bái phục, bái phục...

      Xóa
  8. À ra là vụ Bùi Hằng bị hất mắm tôm. Sau hôm í còn hận đời cạo trọc đầu, lên mạng tru tréo chửi rủa. Dạo này thị ta đang bị đám rân chủ thất sủng nên kêu gào, giẫy giụa thảm thiết lắm. Chết đi. Tớ từng ngồi uống trà đá vỉa hè, từ cái thời chả biết rân chủ, bờ nóc là cái gì, có bà cụ bán trà đá kể bà vừa đuổi không bán nước cho mấy người đi nhà thờ, bà còn chưởi: Ai cho đất chúng mày ở, ai cho cơm chúng mày ăn? Năm í có vụ linh mục Ngô Quang Kiệt. Dân họ tự nhiên, chân chất, thẳng như thế. Không bày đặt nhiều trò vẹo vọ như mấy ông chấy thức nửa mùa, nhơn sĩ rởm đâu.

    Trả lờiXóa
  9. Nhưng sao Bần không mang cái ca mê ra đi mà quay lại. Tớ là tớ tò mò vụ hất mắm tôm này lắm mà chưa được xem.

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.