Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

NGỤY QUYỀN HAY KHÔNG NGỤY QUYỀN

 Trước tiên tôi xin phân tách với quí vị về từ ngữ NGUỴ. Nguỵ không phải là một tên gọi, mà nó là một tính từ biểu đạt tính chất hoặc bản sắc của một nhân vật hay một tổ chức. Chúng ta không nên nhầm lẫn tính từ Nguỵ và danh từ Chính quyền. 

Một chính quyền mà không có bản sắc thì có khác nào vật dụng phế thải bị vất một góc trong nhà kho. Cho nên mỗi khi đề cập hay phê phán một chính quyền đặc biệt nào đó người ta luôn luôn kèm theo một tính từ nói lên bản sắc của nó: chính quyền hợp hiến, hợp pháp...chính quyền bất hợp hiến, bất hợp pháp, chính quyền nô lệ, chính quyền tay sai vv...gom chung lại là chính quyền nguỵ. Nguỵ có nghĩa là giả, không chính danh, không trung thực chứ không phải là không có.
 Nguỵ Quyền hay không Nguỵ Quyền
 1. Quốc gia Việt nam do Pháp dựng lên và đem Bảo Đại đăt lên ngôi Quốc trưởng không ngoài mục đích tái đô hộ Việt nam như trong thời các vua triều Nguyễn. Bản thân của Bảo Đại đã thoái vị và đã trao ấn kiếm cho đại diện của ông Hồ Chí Minh. Như vậy chính quyền của ông Hồ mới là chính danh đại diện cho toàn dân Việt nam, còn Quốc gia Việt nam sau này cũng không chính danh.

2. Thủ tướng Ngô Đình Diệm (26 tháng 10 năm 1955 – 2 tháng 11 năm 1963) là do TT. Truman và hồng y Spell dàn dựng lên  hất chân Bảo Đại và thành lập đệ nhất VNCH. Như vậy VNCH cũng chỉ là sản phẩm của Mỹ và Vatican chứ không phải của nhân dân Việt nam nên đó là chính quyền không chính danh đối với dân tộc ta.
3. Mỹ bật đèn xanh cho tướng lãnh miền Nam sát hại và lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để thành lập Đệ nhị VNCH (1967-75). Chúng ta ai cũng thấy rõ Đệ nhị VNVH tiếp nối bản sắc lệ thuộc Mỹ còn đậm hơn Đệ nhất VNCH. Mọi quyết định của hai chế độ này đều tuỳ thuộc vào Vatican và Mỹ như chính những cấp lãnh đạo miền Nam sau này thú nhận, cũng như tài liệu của Mỹ được bach hoá. Với bản sắc như thế thì ngoài từ "nguỵ" không còn từ nào diễn tả chính xác hơn.

Tôi đồng ý với nhiều anh chị về một tổ chức sở hữu và điều hành chính trị, hành chính, kinh tế, tài chính, quân đội vv....là một thực thể chính trị. Tuy nhiên đã bỏ sót một yếu tố cực kỳ quan trong đó là bản sắc của thực thể chính trị đó như thế nào. Khi bỏ đi bản sắc của một chính quyền thì ai cũng có thể đánh đồng và xem nó tốt ngang hàng với bất kỳ chính quyền nào. 
Trường hợp xem chính quyền nguy miền Nam ngang hàng với chính quyền do bác Hồ lãnh đạo, được Bảo đại nhường ngôi thì quả là phế bỏ đi xương máu của quân dân Mặt trận Giải Phóng miềm nam và công lao vượt Trường sơn bán mạng dưới làn bom dây B52 của biết bao thanh niên Bộ đội Cụ Hồ.

Viết lịch sử là để cho thế hệ mai sau "ôn cố tri tân", phân biệt được cái đúng cái sai hầu tránh vết xe đổ, an tâm xây dựng tương lai đất nước. Mong rằng các nhà viết sử phân biệt đúng sai minh bạch. Không nên bỏ đi "bản sắc" để bị người ta lợi dụng đánh đồng tốt xấu đang xen khiến cho thế hệ mai sau rơi vào đám sương mù không phân biệt được thế nào là yêu nước thương dân thế nào là tay sai phản quốc.

Hồi ức về lễ thoái vị của vua Bảo Đại

66 năm sau kể từ khi đất nước giành độc lập, ông Trần Phùng vẫn nhớ như in buổi chiều 30/8/1945 khi vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên cửa Ngọ Môn, thành phố Huế. 

Ngày 23/8/1945, nhân dân Thừa Thiên - Huế khắp nơi vùng dậy lật đổ triều đại nhà Nguyễn. Một tuần sau đó, tại Huế đã diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại, đánh dấu sự chấm dứt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Là học sinh tham gia phong trào thanh niên tiền tuyến, ông Phùng (nay 85 tuổi) được phân công bảo vệ cho lễ trao ấn kiếm của vua Bảo Đại. Lúc đó nhà nước mới chưa có quân đội nên trong ngày diễn ra lễ thoái vị, Chính phủ lâm thời cử một đội quân du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi) ra Huế cùng với lực lượng thanh niên tiền tuyến đứng gác suốt buổi lễ.
 Ông Phùng bên những bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Nguyễn
 
 
Ông Phùng kể, nghe tin vua Bảo Đại làm lễ thoái vị, người dân khắp nơi tập hợp thành từng đoàn đi tước con dấu của lý hương, lý trưởng, hương bộ. Ở quê ông Phùng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang cách thành phố Huế 7 km, nhân dân đã nhanh chóng tước con dấu và đứng lên làm chủ.

Nghe tin về lễ thoái vị của vua, người dân rất tò mò. “Họ nói với nhau rằng dù sao thì nước phải có vua, chứ lúc đó dân chưa hiểu gì về chế độ dân chủ nên đã tìm cách lại gần cửa Ngọ Môn để xem. Sau này được cán bộ cách mạng tuyên truyền thêm, dân mới hiểu về chế độ dân chủ cộng hòa”, ông Phùng nhớ lại.

Khi đại diện Chính phủ lâm thời tiến vào Hoàng thành để làm lễ, không có bất cứ sự chống đối nào từ phía triều đình nhà Nguyễn, mặc dù lúc đó trong Hoàng thành vẫn còn lính tuần sát (áo đỏ, chuyên canh gác các cửa ra vào thành), lính khố vàng (trực tiếp bảo vệ nhà vua) và đặc biệt là Nhật vẫn còn lực lượng đóng tại các đồn trong nội thành.

Buổi chiều hôm đó trời nắng đẹp. Phái đoàn thay mặt Chính phủ lâm thời gồm các ông Trần Huy Liệu, Trưởng đoàn, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận tiến lên lầu Ngọ Môn Hoàng thành Huế, chính thức ra mắt đồng bào Thừa Thiên - Huế. 16h, buổi lễ trao ấn kiếm diễn ra. Đi cùng vua Bảo Đại lên nơi làm lễ có ông Phạm Khắc Hòe, Đồng lý Văn phòng của nhà vua và Hoàng Tùng Đệ Vịnh Cẩn.

Hôm đó vua Bảo Đại đội khăn vàng, mặc hoàng bào. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và chỉ những người có phận sự mới được tận mắt chứng kiến lễ thoái vị của vua. "Sau một hồi phái đoàn Chính phủ lâm thời làm việc với vua Bảo Đại, tôi thấy lá cờ vàng của triều nhà Nguyễn được hạ xuống, thay vào đó là lá cờ đỏ sao vàng. Mọi người tham dự buổi lễ đồng thanh vỗ tay”, ông Phùng kể.

Do không được tận mắt chứng kiến nên hôm sau ông Phùng đọc báo để tìm hiểu về buổi lễ thoái vị của nhà vua. “Khi đó tôi mới được biết, trong buổi lễ thoái vị, vua Bảo Đại đã trao quốc ấn và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là ông Trần Huy Liệu và nói một câu nổi tiếng: “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”.

Năm 1948, ông Trần Phùng lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quân khu 4, và sau này chuyển ra công tác tại Tổng cục hậu cần. 36 năm tham gia cách mạng, kỷ vật của ông Phùng là hơn 20 tấm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ mà ông tự tay sưu tầm, được đóng khung treo lên vị trí trang trọng nhất trong nhà.

Ông tâm sự: “Tôi sưu tầm vì lòng mến yêu Bác Hồ. Dù chỉ một lần được gặp Bác nhưng tôi vẫn thấy tự hào và hãnh diện. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam giành được độc lập”.

Nguồn: Hoàng Hiền

1 nhận xét:

  1. Ngụy theo nghĩa Hán Việt có 2 nghĩa, nghĩa thứ nnhất là giả dối (như ngụy quân tử, ngụy tạo), nghĩa thứ 2 là không chính thống, vậy theo tôi nghĩ việc dùng từ ngụy quân, ngụy quyền đối với chế độ Sài gòn theo nghĩa thứ 2 là hoàn toàn chính sách,bởi vì nước Việt Nam chỉ có một chính quyền duy nhất được nhân dân bầu ra, trong đợt Tổng tuyển cử năm 1946, chính quyền của một quốc gia Việt Nam thông nhất, Chính quyền Sài gòn được Mỹ dựng nên không thông qua tuyển cử thì lấy gì làm chính thống, vậy chẳng phải là ngụy sao.

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.