Lịch sử TQ đã chứng minh, do đặc tính đa sắc tộc và mỗi dân tộc TQ đều nặng tính cục bộ địa phương, nên chiến tranh nội bộ xảy ra liên miên, do địa lý phức tạp và đông dân cư, đa sắc tộc mà những người lãnh đạo của TQ phải chấp nhận phương cách điều hành đất nước theo hình thức cát cứ trực thuộc (nghĩa là nhiều lãnh địa được giao cho các lãnh chúa, các lãnh chúa vì yếu hơn nên phải chịu cống nạp hằng năm cho triều đình).
Từ khi ĐCSTQ lãnh đạo đất nước TQ, mâu thuẫn và tư tưởng cát cứ không đổi mà chuyển sang thể trạng ngầm, âm ỉ. Với mô hình lãnh đạo là sự tập trung quan điểm chỉ đạo qua một tập thể Trung ương Đảng, nên ĐCSTQ đã tranh thủ được nhiều ý tưởng và đưa ra được những giải pháp kịp thời, quyết liệt... nên mâu thuẫn và tư tưởng cát cứ không có cơ hội trỗi dậy. Cũng do quá đông dân cư nên tư tưởng lãnh đạo của những nhà lãnh đạo TQ từ xưa đến nay vẫn giống nhau ở chủ trương thí tốt và thậm chí họ rất dã man khi quyết định triệt hạ những người mà họ cho là nguy hiểm, vì thế sự kiện Thiên An Môn, sự kiện Pháp Luân Công hay sự kiện xua quân, dân TQ qua Việt Nam năm 1979... chỉ là những ví dụ cụ thể có thể nhìn thấy từ ngoài vào. Những nhà lãnh đạo TQ không tiếc dân, không tiếc quân, nhưng đặc tính của người dân TQ (do mang nặng ý thức hệ của tư tưởng Khổng giáo về gia tộc) rất tiếc sinh mạng của con họ, với chính sách kìm chế tốc độ phát triển dân số của nhà nước TQ, hầu hết các gia đình TQ chỉ có một con và chỉ có một con trai. Nếu chiến tranh xảy ra, nếu phải ra chiến trường, người con này sẽ chịu nhiều áp lực từ tình cảm gia đình nên chắc chắn họ rất ngại xông pha (nếu không muốn nói là rất nhát gan).
ĐCSTQ rất thận trọng trong vấn đề tổ chức, nhưng từ đặc tính cục bộ của người dân TQ khiến nội tình của ĐCSTQ cũng không tránh được bè cánh, những vụ thanh trừng khéo đối với một vài cá nhân cũng không ngoài mục đích "dẹp loạn" nội bộ. Theo sự phân tích của các chuyên gia về chính trị thì đường lối "đối nội" của TQ gần đây được thống nhất theo cách, đẩy sự quan tâm của người dân ra ngoài biên giới khi họ tập trung giải quyết vấn đề nội bộ. Chính vì thế, các xung đột ở Biển Đông, xung đột với Nhật Bản về quần đảo Senkaku, xung đột với Philippines... cũng chỉ là hình thức đẩy sự quan tâm của người dân TQ ra khỏi biên giới để dễ bề giải quyết việc nội bộ, những nhà lãnh đạo TQ hoàn toàn đủ khả năng lượng được kết quả của những vụ gây hấn ấy là không có lợi, nhưng buộc họ phải lựa chọn.
Xưa nay, chúng ta vẫn biết ở Trung Quốc (TQ) có rất nhiều
người giỏi về Thiên văn và Địa lý. Nhưng cái giỏi ấy đã không thể phát
huy hiệu quả, hữu ích chung cho người dân TQ mà dường như chỉ phục vụ
cho một bộ phận nhất định. Cứ thử hình dung rằng nếu Gia Cát Lượng và Chu Du đồng lòng phụng sự cho một thể chế lãnh đạo nào đó thì TQ đã hùng cường tới mức nào? Thế nhưng đó chỉ là tình huống giả thiết, còn thực tế, nhân tài TQ không bao giờ có sự đoàn kết.
Việt Nam ta tuy nhỏ, là quốc gia luôn yêu chuộng hòa bình, từ xưa đến nay chúng ta chỉ chiến đấu để bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lăng, chiến đấu để làm nhiệm vụ quốc tế, hoàn toàn trái ngược với mộng bành trướng, luôn đi gây hấn của TQ. Các trận chiến hào hùng, vang dội, mãi ghi danh trong sử sách như những Bạch Đằng, Đống Đa hay Điện Biên Phủ là sự khéo léo, tài tình của những anh hùng, hào kiệt của tộc Việt chúng ta mà anh hùng hào kiện thì đời nào cũng có. Sự tài tình mang tính truyền thống là biết lượng sức mình, dựa vào dân và biết vận dụng vào đặc thù của thời tiết, khí hậu... để chiến thắng kẻ thù.
Kéo dàn khoan HD981 vào lãnh hải VN, nhà nước TQ đã phải lựa chọn cho mình một quyết định sai lầm mà mãi về sau người dân TQ sẽ phải hối hận. Theo phân tích của một chuyên gia về ngành dầu khí VN (TS Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu Khí VN), việc khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Hòang Sa không dễ dàng bởi sự khắc nghiệt của khí hậu, một giàn khoan có thể khai thác dầu khí ở độ sâu 1500-2500m như ở đây, thì giàn HD 981 không thể đến cướp dầu của VN một cách đơn giản, giàn khoan này chỉ lớn về xác nhưng khả năng định vị bằng các "chân vịt" không thể giúp nó trụ được với những cơn bão nhiệt đới thường qua đây hằng năm. Những khoản tài chính kếch xù sẽ bị đổ xuống Biển Đông cho các khoản "nuôi" đội ngũ tàu lớn bé bảo vệ giàn khoan, máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích khoe "sức mạnh quân sự", chi phí kéo giàn khoan mỗi khi tránh bão...
Về đội hình phòng thủ quân sự, với điều kiện vũ khí hiện nay, chúng ta có thể tấn công để bảo vệ lãnh thổ trong bất kỳ tình huống nào. Thêm vào đó, với lợi thế bố trí trận mạc, chúng ta có thể xuất kích từ nhiều địa điểm để đến tọa độ giàn khoan, bởi địa thế bờ biển kéo dài, trải đều, trong khi đó TQ về điểm này rất bất lợi.
Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ từng rất mạnh về kinh tế, hiện đại về quân sự, nhưng đã phải thất bại tại VN. Đó là bởi chúng ta đã chiến đấu vì chính nghĩa, với lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình.
Chúng ta hãy đoàn kết, đồng lòng và đủ tỉnh táo chọn thời điểm.
Sẽ chẳng bao lâu, TQ buộc phải tìm lý do nào đó đỡ "mất mặt" để kéo giàn khoan về. Còn dây dưa, chúng sẽ còn đau khổ khi cả thể giới khinh bỉ chúng, lên án chúng, tài chính hao hụt, người dân TQ lên án... Chờ xem! Khi chúng mệt mỏi, khánh kiệt... thì thuyền thúng của chúng ta hãy ra mà kéo sắt về bán ve chai thôi, các bạn ạ!
Tôi đang đặt dấu chấm hỏi là dàn khoan trung quốc đặt ở biển đặc quyền của chúng ta đến bao giờ và ai đứng sau vụ này
Trả lờiXóatin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te, tin the gioi, bien bao giao thong
Đảng cộng sản Trung Quốc đứng sau vụ này, sau khi đã thỏa thuận với Mỹ. Còn "đến bao giờ" thì phụ thuộc vào thái độ và cách ứng xử của ta cộng với dư luận quốc tế.
XóaNếu ta cứ tụng "16 chữ vàng" với "4 tốt" thì chúng sẽ ở đó luôn.
Đây chỉ là đòn thăm dò của Thiên triều thôi, thử xem chư hầu phản ứng ra sao, thế giới nói thế nào ... sau đó tính tiếp.
Ngoài ra đây còn là một thủ đoạn thường xuyên của đảng cộng sản TQ nhằm hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài, mà giảm bớt sự chú ý vào các vấn đề khủng hoảng nội tại đang vô phương cứu chữa.
Thế cho nên mới nói Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 là một sai lầm nghiêm trọng, không những ảnh hưởng hòa bình và an ninh trong khu vực mà còn ảnh hưởng nhiều mặt khác tới nền kinh tế, Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới bang giao hai nước đã thiết lập từ bao đời nay, thật tiếc cho hành động dại dột của Trung QUốc.
Trả lờiXóaTôi tin rằng cái giàn khoan HD 981 của Trung Quốc sẽ không thể trụ được quá lâu nữa đâu. Mặc dù các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc mặt dày thật đấy nhưng trước sự lên án của thế giới và sự cự tuyệt đến cùng của Việt Nam thì Trung Quốc cũng đã và đang chùn rồi
Trả lờiXóaCái giàn khoan HD981 được tồn tại đã là sự vô lý và ngông cuồng do Trung Quốc tạo ra rồi. Thật may mắn vì Việt Nam đã xử lý rất khôn khéo, thu thập đầy đủ bằng chứng về sự hèn hạ của Trung Quốc rồi đem ra cho cả thế giới biết. Chắc chắn cái giàn khoan HD981 này sẽ không còn trụ được lâu nữa đâu
Trả lờiXóaThằng Tàu là thằng đại bợm .Mang giàn khoan ra dọa thế giới .20 ngày đã tuyên bố di chuyển ,trong khi yêu cầu để khoan thăm dò phải là 60 ngày .chả bao giờ thấy thằng Tàu công bố kết quả thăm dò của HD 981 nhỉ ?Có mà khoan thấy cứt của cảnh sát biển VN ây .Tàu nó không đánh VN thì lũ rận ba que buồn lắm
Trả lờiXóaTRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
Trả lờiXóaTỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI
"Thuyền thúng Việt Cộng ra kéo giàn khoan Trung Cộng veeflafm sắt vụn" đúng là hoang tưởng của Đần Cố Nông và các bạn !
Trả lờiXóaCũng có nhiều nguồn thông tin khác nhau về vấn đề đặt giàn khoan của Trung Quốc. Một trong những lý do đó có liên quan đến vấn đề Tây Tạng và nội bộ Trung QUốc có vấn đề. Việc kéo giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam cũng là cách để TRung QUốc kéo dư luận sang phía khác, không quan tâm đến "vết thương" của Trung Hoa.
Trả lờiXóaCũng đã lâu rùi từ khi Trung Quốc rút giàn khoan về thì chúng ta không thấy động tĩnh nào từ họ hết, chắc có lẽ họ mang ra chỉ để xem động thái của việt Nam thế nào có những biến cố xảy ra trong khu vực mà thôi.
Trả lờiXóa