Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hậu duệ Chí Phèo


Hắn vừa đi vừa dọa. Bao giờ cũng thế, cứ không vừa ý gì là hắn dọa. Bắt đầu dọa trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn dọa đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn dọa ngay tất cả làng Dzú Ðại. Nhưng cả làng Dzú Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải dọa cha đứa nào không thèm dây vào hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí nước bọt không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết sao ông bà già đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà dọa, hắn dọa kiện mọt gông ông bà già đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Cù Bứa! À, nhưng mà hắn cũng từng kiện ông già mình đó thôi. Chuyện đất đai ấy mà! Cả làng Dzú Ðại có ai mà không biết...


Là con trai của người có nhiều đóng góp cho làng Dzú Đại, hắn được làng ưu tiên nhiều thứ, cử sang tận cái làng to thật to bên xứ tây để học đủ nghề, đủ ngành suốt mười mấy năm trời. Ngày về làng, hắn vác theo một đống giấy tờ nhằng nhịt chữ xứ lạ, vênh váo với đám dân làng chân đất mắt toét rằng giờ hắn đã là tay thầy kiện số một. Làng Dzú Đại mừng lắm, cái cây chăm bón bao năm, tốn bao công của cả làng, giờ đã đơm hoa kết trái, chắc sẽ sớm làm nở mặt nở mũi cho làng. Ấy thế mà niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hàng ngày người ta chỉ thấy hắn la cà đầu xóm cuối thôn, dọa người ngày, hăm kẻ nọ để khoe cái mớ lý lẽ lượm lặt trong mười mấy năm xa làng, cứ như thể để chúng ở yên trong đầu một khắc là sẽ bốc mùi lên vậy. Đám dân làng vốn quen nghề "con trâu đi trước, cái cày theo sau", nghe hắn nói thì chẳng hiểu gì, mà cũng chẳng biết gì để hỏi nên chỉ biết khục khặc cái đầu, ra vẻ tâm đắc. Vài kẻ thừa chữ, thiếu nghĩa trong làng, vốn quen thói trí trá, vớ được hắn là kẻ huênh hoang nên kết thành một hội, thảy tôn hắn lên hàng lão đại. Như hạt é gặp nước, tính tự phụ trong hắn ngày càng trương phình lên. Trong mắt hắn, từ các vị tiên chỉ, hương chức trong làng đổ xuống chẳng là cái đinh gì cả. Là con dân trong làng mà hắn cứ nghĩ hắn là quan tây từ cõi văn minh nào đó về ngự trị ở cái xứ quê mùa này. Ra đường thì người ta thấy hắn vác mớ đơn đòi kiện cụ tiên chỉ, kiện cả hội đồng hương chính. Về nhà thì hắn kiện ông già hắn để tranh giành cái mảnh ruộng màu mỡ đầu làng. Ngứa mắt gì là hắn lại phát đơn dọa kiện. Có lần đám chó hoang giành ăn kêu nhắng ngoài cổng làm hắn tỉnh giấc giữa chừng, hắn cũng đùng đùng phát đơn kiện lũ chó hoang ấy. Lại có bữa, thấy lão kéo nhị trong làng nghêu ngao vài lời hòa điệu nhạc, hắn cũng sấn sổ đòi kiện lão vì tội "thêm lời cho nhạc không lời". Đơn kiện của hắn ngày nào cũng phát ra (hắn có tật kiện ai là muốn cả làng đều biết nên đơn chép nhiều bản, rải khắp làng), lâu ngày tụ lại, trắng cả bờ ruộng, bụi cây, rặng tre,.. của làng. Mấy thằng đánh dậm, thả lươn gặp lúc đau bụng, chỉ khoắng một cái là được mớ giấy, tọt vào bụi nào đó là xong. Dân làng lâu dần thành quen, nhắc đến hắn, người thở dài thương nhà hắn và cái làng này vô phước, kẻ biết việc thì cho rằng hắn học nhiều nên bị "mát dây". Có người tây học về lại bảo rằng hắn bị con rận chủ gì đó bên tây cắn phải nên sinh ra thói vĩ cuồng, thần kinh chính trị chính em gì đó. Ừ, cũng phải. Thảo nào hắn cứ hùng hổ đòi kéo đổ tượng thành hoàng làng, rồi có khi cao hứng leo lên nóc đình vỗ ngực đòi làm tiên chỉ của làng. Dân làng tức hắn lắm nhưng lại chẳng biết làm gì với hắn vì dây vào hắn có khác gì dây vào thằng hủi, thiệt thân mình. Thế rồi một ngày, người ta thấy hắn bị giải lên huyện. Cáo trạng về làng, người ta biết hắn bị tuyên 7 năm tù vì tội chống phá chính quyền. Làng Dzú Đại như con trâu mệt trút được cái ách cày.
Ảnh nhặt trên internet, chỉ mang tính minh họa


Bẵng đi một thời gian, những trò lố của Cù Bứa đã nhạt dần trong những lời đàm tiếu của dân làng Dzú Đại thì bỗng một ngày, tin tức về việc hắn đang tuyệt thực trong khám huyện hầm hập đổ về làng. Chẳng mấy chốc, tin hắn đang chết mòn vì nhịn ăn, thậm chí hắn bị mưu sát theo chân Hà Thị, vợ hắn, bay khắp làng trên xóm dưới, làm thằng mõ chạy theo bở cả hơi tai, ngót hết cả bát bánh đúc mới đớp hồi đầu hôm. Thị mới đi thăm chồng về. Làng Dzú Đại được phen nổi gió. Người ta tò mò muốn biết thằng Cù Bứa to béo phốp pháp nhịn ăn sẽ ra làm sao. Người ta thắc mắc một kẻ chưa bao giờ cho cái mồm ngơi nghỉ để dọa nạt người khác sẽ ngậm lại trước mâm cơm thế nào. Đám thừa chữ thiếu nghĩa thì đúng là như buồn ngủ gặp chiếu manh, như chó buồn ngáp được con ruồi béo. Bấy lâu nay chúng mất đi nguồn cảm hứng vô biên từ cái mồm hỗn hào của Cù Bứa. Người ta bảo chúng cũng bị lây cái bệnh rận cắn như Cù Bứa nhưng lại không có cái tố chất như hắn nên chỉ xúm xít với nhau thành bầy, rên ư ử để phối bè cho hắn. Từ ngày cái mồm trứ danh của hắn bị nhốt sau mấy bức tường khám huyện (chúng cho là hương lão làng đứng sau vụ này), hội của chúng hệt như phường bát âm thiếu mất giọng khóc thuê. Đã nhiều lần chúng tìm kiếm người thay thế hắn nhưng đều không thành công. Từ mấy bô lão quên nhiều hơn nhớ đến mấy ả giang hồ; từ những thằng tứ chiếng mặt dày đến dăm em thôn nữ nhiễm thói đua đòi. Mới đây nhất, chúng xúi một con bé mới đến tuổi cập kê, nhét pháo vào thùng phân đặt ở đầu làng, cho nổ. Cứt vàng bắn bẩn cả một góc tường đỏ của đình làng. Khi tuần đinh ra bắt được đem ra trị tội thì chúng lại tru tréo rằng hương lão đàn áp dân. Kể cũng lạ, cũng là những kẻ ăn gạo từ cánh đồng của làng, uống nước từ giếng trong làng, ăn cá ăn tôm từ con sông quanh làng vậy mà cứ đụng đến việc làng là chúng phá thối. Bệnh này của chúng khiến các vị hương lão tức lắm mà chưa biết sao trị cho dứt điểm được. Từ ngày Hà Thị về làng mang theo cái tin về chồng thị, đám "thừa chữ thiếu nghĩa" ngày nào cũng tụ tập ở quán lòng lợn tiết canh đầu làng để hóng xem tình hình sống chết của Cù Bứa. Quán này là của thằng Tễu, một tay có máu mặt trong nhóm. Tễu ta vốn chuyên nghề hoạn lợn lại biết thêm chút bói toán linh tinh làm quà nên chuyện thị phi làng trên xóm dưới quanh đi quẩn lại cũng tụ về trên bát tiết canh nhà gã. Nhờ vậy, quán của gã trở thành cái loa lớn nhất cho cả đám vung vãi thông tin ra cả làng. Dân làng Dzú Đại này không ai lạ gì Tễu bởi ngoài những trò lố, người ta còn thấy những điểm trùng hợp thú vị giữa nhân dạng và nghề nghiệp của gã. Này nhé... bị hai cặp bọng mắt phổng phao quá cỡ chèn ép, đôi mắt gã lúc nào cũng lim dim, lờ đờ như một gã bói lòa bẩm sinh. Cặp môi của gã dày cộp, đều nhau và thâm xì như hai nửa hòn dái lợn tiềm thuốc bắc chập lại. Hai điểm tiếp xúc ngoài cùng của hai nửa hòn dái lợn đó trễ xuống gần cằm tạo thành hai khóe mép rầu rĩ, ngược hẳn với hai khóe mép kéo đến tận mang tai của hình tượng chú Tễu trong dân gian. Cả cái cấu kiện "mắt thày bói, mồm dái lợn" ấy được đặt trên cái lưng dài khỏe khoắn như của một con lợn nọc. Một điểm mạnh nữa của Tễu khiến cho hội bệnh rận phải nể nang, nhất là trong thời điểm này, là Tễu vốn có mối quan hệ thân mật với Hà Thị. Dạo này, người ta thấy gã thường tháp tùng Hà Thị, bảo rằng lên huyện thăm hỏi tình hình Cù Bứa. Sớm đi, chiều tối về tới làng, anh ả thi nhau kể lể về tình trạng sức khỏe suy kiệt nhưng tinh thần rất anh dũng của Cù Bứa. Cả hội nâng ly rượu mà ngỡ nước mắt mình sóng sánh đáy ly. Ôi... Cù Bứa... tinh thần bất khuất của huynh ấy thật khiến các chiến hữu cảm phục khôn nguôi. Nào cùng cạn ly này mừng ngày thứ 20 Cù huynh vì nghĩa quên thân. Ngẫu hứng một gã ngửa cổ lên trời cảm thán: "Than ôi ... Anh đã uống tới giọt nước cuối cùng ... Ăn hạt cơm cuối cùng ... Nước thơm mùi cơn mưa ... Cơm thơm đồng lúa ...". "Bụp ... chát!" - Không đợi gã thi sĩ vườn này dứt lời, lão lang băm Hừng Sớn dằn đôi đũa bóng loáng mỡ xuống bàn: "Không thể để Cù huynh chịu đói một mình được, tôi sẽ hưởng ứng bằng cách nhịn ..." - mắt lão đảo nhanh qua đĩa lòng lợn dang dở - "... tiết canh một tuần ...", cái đầu sợi trắng sợi đen của lão khựng bởi một ý nghĩ thoáng qua "bỏ mẹ rồi, trời nóng thế này mà bỏ món tiết canh mát ruột thì tiếc chết", rồi thẽ thọt nói tiếp: "... tại gia!". Đám còn lại bị bất ngờ, tự trách mình sao chậm chạp để cho lão lang băm kia nghĩ ra trò mới sớm hơn, vội nhao nhao đăng ký nhịn, người khúc dồi, kẻ miếng gan,... Có gã chậm mồm mép bị đám kia giành nhịn hết các món chính rồi, đành bẽn lẽn đăng ký nhịn món ... lạc rang vài ngày. Thôi kệ, hơi ê mặt tí nhưng lại được ăn ngon hơn đám kia mà vẫn có tiếng là hy sinh vì đại cuộc. Lão đồ gàn Chi lươn nghĩ : "Mình già rồi, còn sống ngày nào thì cứ phải ăn cho sướng miệng, dại gì mà nhịn" nên giả lả: "Ai cũng tuyệt thực rồi thì phải có người dành sức viết kiến nghị lên quan đòi thả người chứ!".
Ảnh nhặt trên internet, chỉ mang tính minh họa

☺☻☺

Chiều dịu nắng. Con đường nhỏ rải đá dăm rệu rạo dưới những bước chân khệnh khạng của một tấm thân phì nộn gần trăm cân thịt lẫn xương. Có cảm tưởng rằng cái bụng ưỡn ưỡn kia đang kéo theo cả phần còn lại của cơ thể tiến về phía trước. Tay trái kẹp một cái tráp sát hông, tay phải hơi khuỳnh ra vì vướng bọng mỡ dưới nách, như một mái chèo quạt gió giúp cái bụng đẩy người đi tới, thi thoảng lại nhấc lên, cung lại chỉ trỏ vào đám lao xao người đang vịn vào mấy song ngục ngó ra, vẻ dọa nạt. Là hắn. Nếu không có bộ áo tù khoác trên người, chẳng ai là không dám tin rằng hắn là một viên quan cai ngục nào đó đang đi kiểm tra tình hình trại giam, nhất là sau lưng hắn có hai tên ngục tốt còm ròm lẽo đẽo theo. Hắn vừa đi vừa dọa. Căn bệnh rận cắn sinh vĩ cuồng này ghê thật. Đã hơn 2 năm ở trong ngục thất, bị cách ly khỏi thế giới danh vọng bon chen ngoài đời mà hắn chẳng thuyên giảm gì cả. Hắn như kẻ say. Say quyền lực. Say chính mình. Nhưng cơn say của hắn tràn cơn này qua cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, nói chuyện trong lúc say, dọa nạt trong lúc say, kiện tụng trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng hắn chẳng là cái thá gì ở đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là thằng hề phá hoại của làng Dzú Ðại, đã tác quái cho chính gia đình mình. Hắn biết đâu vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say; hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta xúi bẩy hắn làm. Tất cả dân làng đều sợ dây vào hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua. Trong cơn say của hắn, chẳng ai, chẳng cái gì có nghĩa lý gì cả. Vì thế cho nên hắn dọa hay là chẳng vì cái gì hắn cũng dọa, cứ hứng lên là hắn dọa. Hắn dọa nạt như những người điên lảm nhảm. Giá hắn điên thật thì có lẽ chẳng ai thèm để ý đến hắn. Khổ cho hắn và cho người, hắn lại không điên thật. Bởi vậy hắn bị tống vào ngục này thay vì trại tâm thần. Nên hắn tiếp tục dọa, cũng như chiều nay hắn dọa.
Ảnh nhặt trên internet, chỉ mang tính minh họa
Hắn dọa kiện trời và đời. Hắn dọa kiện cả làng Dzú Ðại. Hắn dọa kiện tất cả những đứa nào không thèm đếm xỉa đến hắn. Tay phải hắn dứ dứ vào đám phạm nhân đang giương đôi mắt uể oải nhìn hắn qua song ngục thất, tay trái tung tẩy cái tráp chứa đống đơn kiện thảo sẵn, chỉ chừa chỗ điền tên người bị kiện, bảo bối của hắn. Nhưng cũng mặc, ai mà hoài hơi, họ đã quá quen với trò này của hắn rồi! Đến mấy tên ngục tốt ở đây còn là bị đơn của hắn cả. Có lần hắn nằng nặc đòi kiện một tên lính lên quan trên vì hắn cho rằng tên này mở cửa lều hắn vào buổi sáng làm gió lạnh thổi vào cốt để cho hắn trúng gió mà chết, tức là có mưu đồ ám sát hắn. Phận tù nhân nhưng hắn ra yêu sách đủ đường nên nhiều khi mấy tên lính cũng ức lắm, nếu không có căn dặn trước của ngục quan thì có lẽ cái thân béo của hắn còn phù nề hơn nữa vì ăn gậy rồi. Mà kể cũng lạ, không hiểu sao các quan trên lại đối xử tử tế với cái thằng tù dở người này như vậy. Không chỉ được chu cấp ăn uống đầy đủ, hắn còn được ngục quan cấp riêng cho một túp lều ở vườn chuối trong trại giam. Mỗi lần vợ hắn tới thăm, khi về qua cổng gác, mấy tên lính đều thấy nhựa chuối dính thành vệt dài sau lưng áo thị. Có tên lính già hiểu chuyện nói rằng hắn là con của một quan to, có công lớn với triều đình nên dù phạm tội (hoặc cha mẹ hắn dạy không nổi nữa nên đẩy vào đây) vẫn được ưu ái. Mọi người cũng lấy thế làm hợp lý nên cũng chẳng để bụng với những trò lố của hắn làm gì nữa. Vả lại, chuyện bực mình ở cái chốn tù đày này thì có thiếu gì, thêm một rắc rối nữa cũng có đến nỗi nào đâu. Thế nên hai tên lính đi sau hắn chỉ uể oải ngáp vặt, mặc cho hắn bi bi bô bô với đám tù nhân mà cũng có thể là tự nói mình hắn: "Chúng mày yên đấy, tao đi nói chuyện với quan một lúc có việc quan trọng".


Nhác thấy dáng hắn khệnh khạng trước sân, ngục quan dõng dạc hỏi với ra:
- Anh Cù đấy phỏng? Vào đây ... vào đây ...
Hắn ngồi phịch xuống ghế, tay phải với lấy chén nước chè xanh, tợp một hớp, tay trái vẫn khư khư cái tráp.
- Thế quan gọi tôi lên có chuyện gì nhể?
Ngục quan với ấm chè, châm thêm vào chén cho hắn.
- Anh Cù dạo này thấy trong người thế nào?
- Tôi đang rầu vì tăng cân đây. Hơn chín chục rồi đó.
- Ô, thế thì gần bằng con lợn sắp xuất chuồng nhà tôi rồi ... đùa tí thôi ... tôi nghe nói mấy ngày nay anh không ăn cơm trại nữa mà vẫn tăng cân à?
- Úi dào, tại con vợ tôi nó dạo này mang đến nhiều món quá, ăn không xuể thì làm sao mà ăn cơm trại nữa.
- Ồ, thế mà ngoài kia người ta đang đồn ầm lên rằng anh đã tuyệt thực hơn chục ngày nay rồi.
- Điên à? Nhịn một bữa tay chân đã bải hoài rồi, sao mà nhấc nổi tấm thân này lên. Mười mấy ngày? Sư bố đứa nào lếu láo vậy? Nó tính trù tôi chết à? Quan chỉ nó cho tôi để tôi kiện cho nó rã họng ra...
- Ấy là tôi nghe người ta nói thế, rằng vợ anh thăm nom anh về kể lại như vậy. Chúng còn đồn rằng anh bị quan ngược đãi, bị lính hành hung.
- Ơ tiên sư bố lũ ngồi lê đôi mách. Ai mà chạm vào người tôi, lơ mơ tôi cho một phát chết ngay chứ đừng nói gì... Kiện cho mọt gông bây giờ.
- Anh nói thế thì tôi yên tâm rồi. Chỉ sợ rằng anh có gì phật ý mà không cho chúng tôi được biết, để trong lòng ấm ức không tốt cho sức khỏe.
- À, thật ra tôi có việc này muốn nhờ quan ... - Hắn gãi gãi tai ra chiều bối rối. Lần đầu tiên quan ngục chứng kiến điều này từ hắn.
- Có gì anh cứ tự nhiên nói ra.
- Ờ thì ... quan biết đấy ... từ ngày quan bắt đi ở tù, tôi lại sinh ra thích đi ở tù, đúng thế đấy, tôi có nói gian thì quan cứ kiện tôi đi. Quả thật đi ở tù sướng quá! Ði ở tù có cơm để mà ăn, có lính gác cho ngủ mà chẳng phải lo cơm áo gạo tiền gì sất. Bây giờ về làng về nước, chắc quái gì đã sướng hơn vậy.
- Anh cứ nói quá, nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.
- Đấy tôi nói thật mà quan lại không tin. Giờ tôi nhờ quan, sắp tới nếu con vợ tôi tới thăm, quan chỉ cho nó gặp tôi ở phòng tiếp khách thôi. Bảo với nó rằng tôi đang bị phạt, không được hưởng mười hai canh giờ "lều hạnh phúc".
- Ơ... chuyện này ...
- Không ơ ớ gì cả, tôi nhờ thì quan cứ làm giúp. Tôi có lý do của tôi. Thế nhé, tôi kiếu.
- Ờ... cũng được - Mặt quan ngục còn chưa hết nghi hoặc - À, mà anh đợi chút ... Thầy thư lại đâu ...
Lão thư lại gày đét ngồi bên thư án trong góc phòng lật đật đứng dậy chạy tới, trên tay phất phơ tờ giấy dó. Quan ngục cầm tờ giấy từ tay lão thơ lại, trải ra trước mặt Cù Bứa. Ồ, thì ra là một bức họa người. Cái bụng phệ này, cái tay trái đang kẹp cái tráp này, cái tay phải cung cung cầm chén chè này. Đích thị là hắn. Thì ra trong lúc hắn ngồi nói chuyện với quan, lão thư lại đã kịp họa một bức hình về hắn.
Quan ngục không đợi hắn cất tiếng hỏi đã giả lả: "Anh Cù này, lão thư lại nói anh rất tốt tướng, giống như rồng ẩn trong ao tù, sau này nhất định thành công. Vừa rồi lão mạn phép trộm họa lại hình anh để ghi nhớ thời gian anh ở cùng chúng tôi. Mong anh không giận. Nếu được anh cho tôi xin vài chữ làm kỷ niệm".
Hắn lặng đi trong khoảng khắc vì bất ngờ. Trước giờ hắn vẫn không hề nghi ngờ gì về tài năng, về sự vĩ đại của bản thân mình nhưng quả thực hắn không ngờ rằng quan ngục cũng là người trọng vọng hắn đến vậy. Cố kiềm niềm kiêu hãnh như một làn hơi nóng đang chực xịt ra từ hai lỗ mũi, hắn cầm cây bút và bằng tất cả sự khâm phục bản thân mình, phóng lên mặt giấy, ngay dưới chân dung mình dòng chữ: Đệ nhất trạng sư Cù Bứa.


Đêm trăng. Cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng chuối đen đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình. Chân vắt chữ ngũ, Cù Bứa ngửa bụng trên cái chõng tre, mắt dõi ra ngoài lều nhìn những tàu chuối nhưng không tập trung được bởi cái hơi nóng kiêu hãnh ban chiều còn chưa tan hết mà đang phì phò theo nhịp hắn thở. Với tay lấy cốc sữa "Em xưa" mới pha, hắn làm cái ọt một hơi, vỗ về cái bao tử nãy giờ đang ọc ạch đòi ăn. Sư bố thằng nào lại phao tin hắn tuyệt thực cơ chứ. Lẽ nào có đứa muốn xỏ xiên thân hình ú na ú nần của hắn. Mà đứa nào có thể làm điều đó nhỉ? Quan ngục nói là vợ hắn kể với mọi người như vậy. Không nhẽ...

Đêm hôm đó cũng trăng. Hà Thị cởi áo ra, ngồi tựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo. Hai tay thị buông xuôi, cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây, mặt thị hơi ngước lên, mồm he hé như chực chờ cắn một miếng trăng đang lơ lửng trên đầu. Người đàn bà hồi xuân và ánh trăng lẳng lơ, niềm khao khát không biết nặng hơn ở bên nào. Dạo này thị rất tích cực lên thăm hắn, cùng nhiều đồ tẩm bổ hơn trước. Cũng từ đấy hắn cảm thấy trong người không ổn lắm. Không hiểu do sự gia tăng của tuổi tác hay của sự phì nộn mà hắn cảm thấy mất tự tin trước những cơn sóng cuối mùa đang dào dạt nơi thị. Thiếu tự tin là điều chưa từng có trong suy nghĩ của hắn trước nay. Thậm chí trong chuyện này trước đây hắn còn tự thấy không an tâm khi làm như những người bình thường, thay vì chỉ dùng một cái bong bóng cá, hắn trùm cả hai cái lên cho chắc chắn. Hắn còn nhớ như in lần gần đây nhất hắn lồng 2 cái bong bóng cá vào nhau là đêm mà đám tuần đinh bắt gặp hắn đang bóp chân cho bà ba nhà cụ bá ở quán trọ làng bên. Ấy vậy mà bây giờ hắn sợ. Nỗi sợ hãi của thằng đàn ông bất lực càng nhân lên gấp bội đối với một kẻ vĩ cuồng như hắn. Hắn bối rối như cậu trò nhỏ bị điểm kém đứng trước bà mẹ đang háo hức muốn thấy kết quả học tập tốt từ con mình.
- Tướng quân đâu rồi? Thành đang chờ quân kéo vào giải phóng này! - Tiếng thẽ thọt phát ra từ gốc chuối mà như tiếng sét giữa đêm thanh, khiến hắn bấn loạn.
- Giải phóng ... phỏng dái con mẹ gì ... - Hắn làu bàu vô thức.
- Mình nói gì cơ? Phỏng cái gì?
- À ... ờ ... hôm trước bị cảm ... ăn bát cháo hành, run tay đổ mẹ nó vào chỗ đó. Phỏng rồi! - Hắn vội chống chế, phao câu hơi hẩy về sau, mặt nhăn lại ra vẻ còn đau đớn dù đang thầm khoái trá tự khen cái khả năng ứng đối nhanh như chớp của mình. Đúng là đệ nhất trạng sư có khác!
- Ối ... vậy có sao không mình? Để tôi xem nào. - Từ gốc chuối, Hà Thị chồm dậy, sấn về phía hắn, giọng quan tâm không giấu hết được sự thất vọng não nề.
- Không sao ... không sao ... đỡ rồi ... thầy lang bảo chỉ phải tuyệt thực ... à không ... tuyệt dục một thời gian nữa cho nó lành hẳn thôi - Hắn hơi lùi lại theo phản xạ, tay phải xua xua trong khi tay trái cầm cái tráp đơn kiện che trước hạ bộ. Mặt hắn hình như hơi ửng đỏ vì hắn cảm thấy nong nóng nơi gò má. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời hắn đỏ mặt. May mà ánh trăng chưa đủ khả năng để phơi bày điều đó dưới ánh sáng của mình. Có lẽ trăng cũng sợ bị hắn kiện vì xâm phạm bí mật riêng tư.
☺☻☺

Mỗi buổi sáng làng Dzú Đại lại được đánh thức bằng tiếng loa loa của thằng mõ cấp báo về số ngày tuyệt thực của Cù Bứa. Hôm nay đã là ngày thứ 22 rồi. Tiên sư nhà nó, sao thằng này sống dai thế nhỉ? Đó là thắc mắc chung của đám dân làng bực bội vì bị làm phiền mỗi sớm, của tay chủ nhà đòn nơi cuối xóm, và của cả đám chiến hữu của hắn. Sự đời nhiều khi rất lạ, những kẻ luôn khoe khoang tình thâm nghĩa nặng, miệng thì kêu gào ủng hộ hắn nhưng trong lòng hơn ai hết lại muốn hắn chết đi, càng sớm càng tốt. Chúng luôn khát khao một vật tế thần, miễn không phải là bản thân chúng, để làm biểu tượng, làm lá chắn cho những hành động chống lại hội đồng hương lão của làng. Cái chết của Cù Bứa sẽ là lý do không thể tốt hơn để chứng tỏ với dân làng rằng cái hội đồng ấy là một đám hãm hại dân lành. Mấy ngày nay, phong trào cùng tuyệt thực (mỗi người một món) cũng được chúng tự đánh giá là rất gây tiếng vang. Dẫu vậy, đôi khi trong quán lòng lợn của thằng Tễu lại buột ra tiếng chửi đổng đầy vẻ nuối tiếc khi nhìn thấy bát tiết canh mát rười rượi.

"Lệnh quan về làng ... lệnh quan về làng...", tiếng thằng mõ lanh lảnh, thoắt ẩn thoắt hiện luồn lách qua những rặng tre. Dân làng Dzũ Đại lũ lượt kéo về đình làng, cứ như thể họ đã chờ cái tin này lâu lắm rồi. Chắc thằng Cù Bứa chết rồi, hai mấy ngày rồi còn gì, không khéo chỉ còn da với xương... Tiếng rì rầm bàn tán xôn xao một góc làng chỉ lắng xuống khi tiếng đằng hắng khô khốc của lão thư lại gày gò vang lên.
"Mọi người nghe đây ... ừm ... vừa qua quan trên có nghe thông tin rằng ...à ờ ... có kẻ phao tin đồn nhảm về việc phạm nhân Cù Bứa tuyệt thực trong tù. Nay quan trên cử lão về làng ... ừm ... để nói rõ với dân làng rằng .. ừm ... Cù Bứa vẫn đang rất khỏe mạnh ... ừm... Hắn có lời hỏi thăm dân làng và gửi về đây bức họa mới nhất về hắn để dân làng an tâm ...".
Ảnh nhặt trên internet, chỉ mang tính minh họa
Ơ kìa. Chính là hắn chứ ai. Cái kiểu kè kè cái tráp thế kia thì không lẫn vào đâu được. Ối, hắn béo ú thế kia mà bảo nhịn ăn gần tháng nay rồi. Láo khoét. Đúng là nét chữ của hắn kia rồi. Cái kiểu ký tên đó của hắn thì dân làng này còn lạ gì nữa, không chừng mấy tờ đơn kiện của hắn còn lẩn khuất đâu đó trong mấy bụi tre kia kìa. Hóa ra là trò lừa à? Cả góc làng Dzú Đại lại râm ran như ve vào hè, láo nháo như ong vỡ tổ, chẳng ai để ý đến đám "thừa chữ thiếu nghĩa" đang tiu nghỉu bấm nhau lủi thủi ra về.
"Có ai thấy Hà Thị đâu không nhỉ?" - một ai đó lên tiếng.
"Hình như sáng nay lại lên huyện thăm chồng rồi. Đi cùng ông Tễu thì phải, cái lưng lợn nọc đó cấm lẫn vào đâu được" - tiếng một ai đó vọng lên rồi lại nhanh chóng chìm vào biển âm thanh của đám dân làng Dzú Đại ./.

(Kính lạy hương hồn cụ Nam Cao và cụ Chí Phèo. Chuyện kể ăn theo các cụ, ai tin ráng chịu!)


Nguồn: Blog Đôi Mắt

8 nhận xét:

  1. Nhà Lão Bần cố nông này sao nhiều bài hay quá!Giàu như thế kém gì phú ông....hjjjj

    Trả lờiXóa
  2. Cáo bạch những chân dài có liên quan đến Chính trị:

    1- Lý Nhã kỳ được tài trợ tài chính từ tổ chức FBI, mục đích vào được bộ văn hóa và thể du, can thiệp tới những quyết sách từ trên xuống, để từng bước xây dựng văn hóa Mỹ ở Việt Nam
    2- Hồ Ngọc Hà có quan hệ mật thiết với Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Hồ Ngọc Hà có nhiệm vụ moi tin tức nhà nước từ hai tên này chuyển cho FBI
    3- Ngô Mỹ Uyên có quan hệ mật thiết với giới chức Tp Hồ Chí Minh và một số linh mục có nhiệm vụ liên kết các tổ chức phản cách mạng trong nước. Những cái tên như Đinh Nguyên Kha, Lê Công Định, Phương Uyên được trợ cấp tài chính thông qua đường dây do Ngô Mỹ Uyên cầm đầu
    3 thị này do Mỹ sai khiến. Còn thị đặc biệt hơn là Tăng Thanh Hà
    4- Tăng Thanh Hà thực ra đang bị lợi dụng bởi tên Louis Nguyễn. Chồng Tăng Thanh Hà là Louis Nguyễn thực ra làm trong cục tình báo trung ương Singgapo. Bố chồng của Tăng Thanh Hà được hậu thuẫn bởi chính phủ Sing. Tìm cách quan hệ với giới tài phiệt (tài chính, ngân hàng) của Việt Nam qua đó tìm hiểu cách thức vận hành hệ thống tài chính trong nước. Singgapo tham vọng điều khiển giới quan chức Việt Nam từ xa bằng tiền. Trong số này có thống đốc Nguyễn Văn Giàu là một điển hình.
    Trong số những chân dài này thì Lý Nhã Kỳ là cái tên nguy hiểm nhất, thị là nhân vật đặc biệt thông minh và tinh quái, thông thạo nhiều ngoại ngữ và giỏi kết giao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng may bạn là nặc nô, chứ mà tên tuổi đàng hoàng chắc mấy ả chân dài kia có thể kiện về tội vu khống rồi. Hú hồn cho bác.

      Xóa
  3. không nên viết thế này.Phạm lỗi Geoubel.

    Trả lờiXóa
  4. Oái...!!! Wow....!!!! Con Bần tiện tha được bãi cức của Đui Mắt về thờ rùi à ??? Hé hé...!!! Giỏi...!!! giỏi... Anh khen !!!

    Trả lờiXóa
  5. cái tụi này sao nó ghét mấy người thân Mĩ ghét tàu cẩu nhỉ?tối ngày cứ đưm anh hùng CÙ ra nói xấu,càng làm anh nổi tiếng hi hi...ráng mà chơi với thằng thâm hiểm tàu cẩu nhé,nhớ đưa quan hệ vịt cẩu lên tầm cao mới nhé mấy thằng vừa bần vừa ngu anh té đây

    Trả lờiXóa
  6. Mấy hôm trước trên trang Nguyễn Xuân Diện còn viết mặc dù muốn anh Vũ sống nhưng nếu tiếp tục tuyệt thực mà vẫn không được giải quyết thì hãy mang quan tài đến mang xác anh Vũ về. Đến giờ này mới hiểu được trò bẩn thỉu của Diện, dã tâm của hắn lớn quá. Mong người khác chết đi để hắn đạt được mục tiêu vu khống chính quyền. Nguyễn Xuân Diện là hạng lưu manh,khốn nạn, hạng tiểu nhân bỉ ổi

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn cái mặt thiên bồng nguyên soái..cừ không chịu được...hihi..chúc cả nhà sức khỏe nhá

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.