Sự việc đơn giản là: Ngày
10-10-2012, Nguyễn Phương Uyên cùng Đinh Nguyên Kha vì mục đích kinh tế, nhận
lời thực hiện yêu cầu của Nguyễn Thiện Thành (đối tượng thành viên nhóm Tuổi
trẻ yêu nước, từng tham gia dán cờ vàng ba sọc đỏ và truyền đơn chống chính
quyền, hiện trốn qua Thái Lan, đang bị truy nã.) đã thực hiện hành vi rải
khoảng 1000 tờ truyền đơn xuống khu vực cầu An Sương bằng thiết bị hẹn giờ khá
tinh xảo. Sau khi thực hiện xong, Kha và Uyên chụp hình hiện trường rồi gửi cho
Thành để “báo công”. Ngày 20-10-2012, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An đã
phối hợp công an TPHCM sau khi điều tra, xác định chính xác đối tượng đã khởi
tố vụ án và tiến hành bắt giam Kha và Uyên. Cái dở của cơ quan điều tra là
thông báo cho gia đình chậm khiến dư luận không có được thông tin chính thức
(tuy nhiên vẫn đúng quy định của pháp luật). Hay tin, Nguyễn Thiện Thành và các
thành viên nhóm Tuổi trẻ yêu nước đã nhanh chóng sử dụng mạng internet, đặc
biệt là mạng facebook loan tin Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc và đưa ra lý do
bắt cóc là “tham gia biểu tình chống Trung Quốc” và “làm bốn câu thơ chống
Trung Quốc”…. Thành và Vũ Trực (cầm đầu tổ chức Tuổi trẻ yêu nước, hiện ở Mỹ)
đã khéo léo sử dụng hình ảnh của Uyên (mà “quên” mất Kha) để dễ dàng có được sự
đồng tình ủng hộ của dư luận, thêm vào đó Thành đã nhanh chóng thu thập danh
sách lớp học của Uyên để bịa ra cái gọi là “Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước của các
bạn sinh viên”, đưa danh sách này vào đánh lừa dư luận là các bạn sinh viên này
đã đồng ý ký tên. Nhưng sự thật đã đánh gục Thành khi y không có được mã số thẻ
sinh viên, đành phải bịa ra để thuyết phục dư luận, và đương nhiên vì bịa không
có cơ sở và những con số thì không thể không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
Khi sự thật được phơi bày, không ít người cố tìm cách lý giải rằng các em sinh
viên bị ép phải phủ nhận đã ký tên, nhưng điều chắc chắn mà các vị ấy đều hiểu
là một khi danh sách của Nguyễn Thiện Thành đưa vào “thư ngỏ” kia và danh sách
lớp học do nhà trường quản lý được đối chiếu với nhau, thì chắc chắn rằng những
lý giải trên sẽ trở thành những cái tát tai, vỗ thẳng vào miệng các vị ấy.
Còn nhiều tình tiết khá “thú vị”
mà Thành có được trong thời gian làm quen với Phương Uyên, đã được y nhanh
chóng sử dụng để đánh động lòng người, chẳng hạn: tấm hình Phương Uyên trong
trang phục đoàn viên thanh niên được y biến tấu, tự phong cho Uyên là “cán bộ
Đoàn trường” năng nổ, nhiệt huyết, là “phát thanh viên”… được nhiều bạn sinh
viên hâm mộ…những tấm hình lúc nhỏ của Uyên cũng được thêu dệt về một quá khứ
dễ xúc động lòng người. Diễn đàn Truyền thông công giáo của DCCT tại TPHCM cũng
đã không mệt mỏi theo Thành đơm đặt để “bênh vực” cho Uyên, họ rất khôn ngoan
khi “bập” ngay lấy mẹ Uyên và khai thác tâm lý hoảng loạn của người mẹ khi đi
tìm con để “gà” cho bà những câu hỏi thâm thuý mà ngay cả với một người bình
thường cũng khó nhận biết ác ý của họ để bà bộc lộ cảm xúc mà chúng nâng lên
thành quan điểm, và thế là bà vô tình trở thành đồng minh của họ để lên án
chính quyền với các tình tiết “đau lòng” được khai thác triệt để như “em trai
gọi điện tìm chị”, “mẹ gửi lời nhắn cho con gái”…
Công bằng mà nói, ngay với Nguyễn
Phương Uyên, sau khi bị bắt thì dư luận nói gì, khen hay chê, ủng hộ hay phản
đối… đều ngoài khả năng kiểm soát của cô. Gia đình cô trong tâm trạng hoang
mang chưa biết con mình sẽ ra sao thì bất cứ sự chia sẻ cảm thông và bênh vực
cho con mình họ đều dễ dàng đón nhận, họ chẳng khác gì những kẻ đang sắp chết
đuối nên hễ bám víu được vào đâu là bám, với hy vọng con mình thoát tội. Họ
không cần biết cũng như không đủ bình tĩnh và sáng suốt để đánh giá sự việc
khách quan và trên cơ sở pháp lý, dù pháp luật có quy định gì đi nữa, có chính
đáng tới đâu họ cũng chẳng màng. Việc họ quan tâm hiện nay là làm cách nào để
con họ được bình an trở về. Đó là tâm trạng của những người trong cuộc.
Còn những người khai thác hình
ảnh của Phương Uyên cho ý đồ chính trị. Họ có thực sự xót thương cho Uyên?
Chúng ta thử tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
-
Tại sao họ chỉ khai thác hình ảnh của Phương Uyên mà
không phải là Kha? Sao không tỏ lòng “xót thương” cho cả hai (vì cả hai cùng
thực hiện một vụ việc)?
-
Họ luôn gán cho Uyên tình tiết làm bốn câu thơ chống
Trung Quốc mà bị bắt, vậy bốn câu thơ đó là gì? Các vị Bùi Chát, Lý Đợi làm thơ
chống đối nặng nề vẫn còn nhởn nhơ đấy, thơ của Uyên chống mức nào mà bị bắt?
-
Những tình tiết “bạn của Uyên” kể rằng, nói rằng… được
nhắc đến trong rất nhiều bài viết. Vậy người đó là ai? Là đồng bọn hay lại do
Thành bịa ra? Lời nói người đó (nếu có) liệu có đáng tin?
Trên cả vẫn là sự thật. Một nửa
của sự thật thì cũng không còn là sự thật. Dù có nhập nhằng, lấp liếm để lừa dư
luận đến đâu đi nữa, thì khi sự thật được phơi bày, những trò ảo thuật kia dù
đang rất được dư luận quan tâm, nhưng cũng sẽ phải đón nhận hậu quả là sự ghẻ lạnh
của dư luận. Với Phương Uyên, cô sẽ phải chịu trách nhiệm cho những bồng bột,
nông nổi của mình. Nhưng hy vọng, cuộc đời có lúc thăng, lúc trầm, trong đời ai
không khỏi một lần mắc lỗi. Biết nhận ra để sửa đổi, biết đứng lên sau vấp ngã
mới là đáng quý. Hy vọng Phương Uyên sẽ là người như thế.
Lão Nông
Vô trang này là con chuột đổi ngay thành icon đầu trâu đỏ lòm ấn tượng vãi!
Trả lờiXóaPU đáng thương rồi, nhưng vẫn đáng trách vì 20 tuổi chứ nhỏ nhít gì, lẽ nào không biết việc mình đang làm? Nhưng nếu biết ăn năn hối cãi vẫn là tốt nhất! Hi vọng em nó hiểu vấn đề.
Nguyễn Phương Uyên cũng như rất nhiều bạn trẻ khác rất là hiểu biết vấn đề đất nước đang lâm nguy trước hiểm hoạ xâm lấn của TQ và sự nhu nhược của chính quyển CSVN . Nhưng lòng yêu nước của họ đã bị những kẻ vô lương tâm chà đạp , bóp méo thành phản động . Còn ngược lại những kè nhu nhược , bán đứng đất nước cho Tàu và bè lũ của chúng lại tự cho mình trở thành những kẻ có quyền xử và trả thù người yêu nước > cho nên hi vọng những con người này nên hiễu vấn đề BỎ DAO XUỐNG GIÁC NGỘ THÌ SẺ THÀNH PHẬT
XóaNghe nói được cho cái Iphone thì con bé teen nào chả sướng. Trước đây có con bé người mấu nhí ở Trung Quốc khoái cái iphone 4s wá mà tuyên bố sẵn sàng ngủ với bất kỳ ai 4 đêm để được tặng đó.
Trả lờiXóaWoa! bọn Tuổi trẻ yêu nước cao tay thiệt na...
Em PU này ngu quá. Tự nhiên bỏ phí tuổi xuân với cái điện thoại di động và máy tính xách tay (laptop).
Trả lờiXóaNếu viết thư, truyền đơn thì onnr, ai dè chơi thêm cái 3 sọc với thuốc nổ.... ngu quá ngu.
mới tìm đc cái này anh em vào đây xem nè http://1eb7e4a2.allanalpass.com nhân dân biểu tình trước nhà thủ tướng đòi thả em Phương Uyên
Trả lờiXóabọn vichoco & Kfan chết hết đê,chỉ giỏi lợi dụng biển đảo,lợi dụng lòng yêu nước của mọi người để đưa Mỹ xẻng ngụy vào Việt Nam. Bọn Mỹ 3 que xỏ lá vừa đấm vừa xoa chuyên gia giật tít đảo toàn châu á lên -> thấy mấy nước Á thân nhau là thằng mẽo lại thổi đảo lên lại kích động lung tung,dm bọn tư bẩn 3 que cài tình báo CIA đi lung tung,cài máy bay do thám không người lái đi lung tung,dm bọn tư bẩn chiếm hết trung đông,bắc phi và đóng quân toàn thế giới...ặc
Trả lờiXóaTôi rất hâm mộ và ủng hộ Nguyễn Phương Uyên có lòng yêu nước , bạn như một Triệu Thị TRinh của thời đại . Bạn là niềm hãnh diện của dân tộc VN .
Trả lờiXóaBố bạn từng vứt bỏ áo mũ, súng ống vào năm 1975, John Tran? Đúng không?
XóaThằng này bị điên đi ví một con bé nứt mắt ra, bị lừa đảo mà phạm tội với Triệu Thị Trinh. Bà Triệu có thiêng vật mi chết toi!
XóaNếu Phật mà có tính hiếu sát sinh thì đó chính là quỷ đội lớp Phật , còn Triệu Thị Trinh linh thiêng mà có tính giết người ái quốc thì Triệu thị Trinh đó không hơn gì là một kẻ tai sai của giặc thù TQ , là tội đồ của dân tộc VN và đời đời sẽ bị con dân VN nguyển rũa phỉ nhổ cùng đám chế độ rác rưởi bù nhìn CSVN đang ra sức bắt bớ , khủng bố các nhà trí thức chống giặc Tàu để bảo vệ sự xâm lấn của đàn anh CSTQ của chúng thâu tóm từng tấc đất của quê hương cha ông VN ta hiện nay
XóaNếu sự kiện 30/4/1975 không xảy ra và chiến thắng được nằm trong tay VNCH thì tư duy đất nước xã hội VN ngày không phải trong tình trạng lạc hậu , trộm cướp băng đàng nhiểu nhương , phụ nữ Vn không phải phơi tấm thân trần truồng ra cho đàn ông ngoại quốc lựa chọn đề đổi lấy hy vọng tương lai sung túc , nhân dân không phãi đổ xô tìm đường bỏ nước ra đi tìm sự sống bằng mọi giá , người dân không cần phải hối lộ cho những công việc vặt hằng ngày nơi chốn công quyền như hiện nay .
Xóa