Ngay sau khi CA tổ chức buổi họp báo công khai trước truyền thông để đưa tin về việc bắt tạm giam để điều tra cô bé Phương Uyên về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 BLHSVN, GS Tương Lai đã thay mặt 144 trí thức có thư "Gửi Chủ tịch nước..." nói lên suy nghĩ về vấn đề này:
GS TƯƠNG LAI - NẾU CHÚNG TA KHÔNG CHÁY LÊN, THÌ LÀM SAO BÓNG TỐI CÓ THỂ
TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG
TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG
GS Tương Lai
Anh Hồng Lê Thọ thân
mến,
Nhận được trả lời
của anh về đề nghị đưa THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC ngày 30.10. 2012 chưa kịp trả lời
thì tiếp đó nhận được thư anh trao đổi về cuộc họp báo của Công An Long An về
vụ Nguyễn Phương Uyên với "lời nhận tội và xin khoan hồng" của cháu
cùng với bài viết trên báo Nhân Dân ngày 5.11.2012 của ông Nguyễn Trần Minh
Trí, tôi xin được trình bày như sau:
Trước hết, chúng tôi
chẳng có gì bất ngờ về cuộc họp báo này cả. Khi ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH
NƯỚC, chúng tôi đã dự liệu sẽ có diễn biến tương tự như thế này, vì thế mà càng
tiếc rằng chúng tôi gửi thư chậm quá.
Nhưng “lực bất tòng
tâm”, chỉ đến ngày 30.10.2012 mới tạm có đủ thông tin, vì báo chí được phép lưu
hành công khai và bày bán trên các sạp báo thì vẫn giữ một sự “im lặng đáng sợ”
trong việc đưa tin về vụ viêc cô sinh viên trường ĐHCNTP Tp HCM bị CA bắt và mẹ
của cô, rồi cả gia đình cô nháo nhác chạy đi hỏi tin vì sao con gái mình bị
bắt, ai bắt, chứ đâu có nhanh nhạy và đồng loạt đưa tin về vụ họp báo của CA
Long An loan tin về việc “bắt giữ Phương Uyên “đúng quy trình của pháp luật” và
công bố “tội trạng” của cô như vừa rồi.
Đại tá Nguyễn Sáu (đứng) phó giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng
Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Long An thông tin tại buổi họp báo
Giá mà sau ngày
14.10.2012 báo chí loại này cũng nhanh nhạy đưa tin như thế về vụ Phương Uyên
thì thuận tiện cho chúng tôi biết bao, chúng tôi khỏi phải mày mò tìm thông tin
trên mạng, tin của báo đài nước ngoài được phép hành nghề và đưa tin tại nước
ta theo thông lệ quốc tế mà nước ta đã ký kết.
Chính vì vậy, qua
lời vị lãnh đạo CA Long An trong cuộc họp báo thì quả thật là chúng tôi rất
mừng. Trước hết là mừng cho mẹ Phương Uyên, cho gia đình cháu vơi bớt đi nỗi lo
con mình “mất tích”, thậm chí lo bị “thủ tiêu”. Dù sao thì họ đã thấy được con
mình cho dù chỉ qua màn hình của buổi họp báo đưa tin, nhưng dù sao, qua nét
mặt, qua giọng nói nội dung mấy câu đọc lời viết sẵn của Phương Uyên, người mẹ,
người cha và những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết của cháu cũng
phần nào biết được tâm trạng của con mình, bạn mình qua lời “nhận tội” để mong
được nhanh chóng về nhà và tiếp tục đi học để thành “người hữu ích cho xã hội”.
Và mừng còn vì sự trả lời thật nhanh chóng của CA trước sức ép
phẫn nộ của công luận trên cả nước, mừng vì điều mà chúng tôi mong muốn khi ký
tên vào Thư Gửi Chủ Tịch Nước để đề nghị “đòi cơ quan
có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương
Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không
theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây
phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ
tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của
một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và
lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội
trạng nào”.
Từ nỗi mừng đó,
chúng tôi hy vọng rằng, những kiến nghị chúng tôi nêu lên trong lá thư nói trên
rồi sẽ có cơ may được thực hiện dần: “xem xét, rà soát lại những bản án đã xử
rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà
không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy
kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh
của Việt Nam
trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà Công an đang ra sức truy
lùng và đàn áp. Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương
thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện
một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta: "việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân". Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc
lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất
an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ
thể đất nước, khi một "bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái
hóa biến chất" chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân.
Đã đến lúc phải nhìn
thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân
khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp
"phát xít hóa" đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó
là cách giải khát bằng thuốc độc!
Vì sao tôi nói vậy?
Vì những chính trị
gia khôn ngoan không dại gì đứng đối lập với dân, càng không dại dột chọn ứng
xử quay lưng lại với trí thức. Khi chúng tôi ký tên vào thư gửi Chủ tịch nước
là chúng tôi muốn biểu tỏ sự phản ứng quyết liệt trước những hành xử của một
nhóm những người đang là công cụ đắc lực thực thi những sách lược chính trị một
cách thô bạo, thiếu cân nhắc mà những chính trị gia lão luyện phải thấy ra sự
dại dột của họ theo kiểu đổ thêm dầu vào ngọn lửa, khiến cho đốm lửa có nguy cơ
bùng lên thành ngọn lửa.
Điều này thì Luật sư
Ngô Ngọc Trai trong "ĐƠN KIẾN NGHỊ" ngày 4.11.2012 gửi CHỦ TỊCH NƯỚC
TRƯƠNG TẤN SANG- QUỐC HỘI VIỆT NAM- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG- THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÁC CẤP- CÁC LUẬT SƯ VIỆT NAM và - CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
đã nói khá rõ:
"Bắt
tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình
sự, mục đích là nhằm ngăn chặn bị can bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc bắt tạm giam đã biến tướng thành một hình
thức truy bức nhục hình, và thực chất đó chính là một hình thức truy bức nhục
hình.
Bộ luật tố
tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình...
Thực
tế lâu nay một số cơ quan điều tra đã lạm dụng việc bắt tạm giam gây phản ứng
bất bình. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố điều tra về tội đưa hối lộ,
là một nhà báo có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu gì sẽ bỏ
trốn hoặc tiếp tục phạm tội, có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú,
nhưng cơ quan điều tra cũng bắt giam.
Gần
đây cô gái Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam về hành vi tuyên truyền chống nhà
nước. Một cô gái sinh viên mới 20 tuổi có gương mặt hiền lành xinh xắn, có nhân
thân và nơi cư trú rõ ràng, không có gì cho thấy cô gái sẽ bỏ trốn hoặc tiếp
tục phạm tội, chỉ cần giao cho địa phương và cấm đi khỏi nơi cư trú là được,
việc gì phải bắt giam?
Vụ
việc cô Nguyễn Thị Bích Trang nhân viên của trường Đại học Tân Tạo bị bắt giam
về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ cũng bộc lộ sự lạm dụng của cơ quan
điều tra...
Hiện
tượng lạm dụng việc bắt giam xuất phát từ quy định pháp luật mang nặng yếu tố
bạo lực không phù hợp với các giá trị của luật pháp văn minh. Với điều kiện
giam giữ như nêu trên và thời gian giam giữ kéo dài sẽ khiến bị can tuyệt vọng
buông xuôi, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là lạm dụng việc
bắt giam, nhiều trường hợp dẫn đến oan sai".
Tôi thiết nghĩ, với
nội dung trích dẫn trên, có lẽ đã đủ dữ kiện để "Suy ngẫm từ hành vi của
công dân Nguyễn Phương Uyên" mà không phải dài lời về bài viết nói trên vì
nói thêm nữa thì có khi lại thừa! Xin dành thời gian để gợi lại một bài học
kinh nghiệm. Đó là bài học của cá nhân tôi về một nội dung mà vị luật sư đã
phân tích giúp tôi rất rành rọt:
Năm 1997, tỉnh Thái
Bình bùng nổ chuyện khiếu kiện đông người, trong 7 huyện thì có 5 huyện có
khiếu kiện dẫn tới những đụng độ có nguy cơ trở thành bạo động. Giọt nước tràn
ly là khi lực lượng CA huyện Quỳnh Phụ xua chó bẹc giê ra đe dọa dân. Thế là cả
dãy tường trước Viện Kiểm sát huyện bị dân đạp đổ, lấy gạch đá chọi nhau với CA
và với chó bẹc giê.
Có mặt sau đó mấy ngày để tiến hành một khảo sát tình hình nhằm
hình thành một báo cáo riêng dưới góc nhìn của những người làm công tác nghiên
cứu xã hội học theo yêu cầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tôi không nhắc lại nội
dung bản báo cáo khảo sát tại Thái Bình dạo ấy, chỉ gợi lại một kỷ niệm về lời
nhắc nhở của cố vấn Phạm Văn Đồng khi ông nghe chúng tôi báo cáo về cuộc khảo
sát ấy. Ông nói “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là
những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không
còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân
tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng”!
Ông chỉ vào mấy bức
hình chúng tôi chụp tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ đang còn bày trên bàn làm
việc. Câu chuyện này tôi đã có dịp nhiều lần viết lên báo hồi còn sinh thời ông
và cả sau khi ông mất sau đó 2 năm, năm 2000. Gần đây, trong bài báo "Từ
sự kiện Thái Bình 1997 đến sự kiện Tiên Lãng 2012" và bài "Từ sự kiện
Tiên Lãng nhớ lại và suy ngẫm" đăng trên một số báo, [trong số đó tôi còn
lưu lại được tạp chí "Xưa và Nay" số 399, tháng 3/2012] tôi đã viết
về điều này. Không hiểu cái câu “Trăm con măt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều
chỉ vào” mà ông viết trên báo Nhân Dân, bài báo cuối cùng của Phạm Văn Đồng, có
liên quan gi tới bức hình ấy không.
Đấy là bức hình chụp
cái hiện trường giả [tôi sẽ kèm theo dưới đây] mà CA xã và Bí thư Đảng ủy xã An
ninh dựng lên nhằm quy cho dân “đập phá tượng Bác Hồ tại Hội trường Ủy Ban xã
An Ninh huyện Quỳnh Phụ” tức là nhằm quy tội cho dân là phản động, định “lật đổ
chế độ”! Bí thư Đảng ủy Xã còn nói với tôi: “Xin mời lên Hội trường để chứng
kiến bộ mặt phản động của chúng nó. Nhưng, nêu chúng muốn lật đổ chế độ thì
chúng phải bước qua xác tôi”. Thật ra, khi dân kéo đến thì ông đang cởi trần,
mặc quần đùi, đã lủi xuống ao bèo sau nhà, rồi chạy thẳng một mạch lên huyện,
hôm sau mới cùng CA huyện về lại xã!
Lên Hội trường,
chúng tôi chụp tượng Bác Hồ bằng thạch cao bị vỡ để dưới gầm bàn, nhưng cách
mép bàn gần 1m lại có một bệ gỗ cao, trên đó vẫn còn một tượng Bác Hồ áp sát lá
cờ phủ kín cả một mảng tường của hội trường ủy ban! Tôi hỏi, “sao một phòng họp
như thế này mà để đến hai tượng Bác Hồ”, được Phó Chủ tịch xã trả lời: “Dạ, để
cho long trọng ạ”! “Thế sao tượng kia không bị đập? “Dạ, chắc chúng không dám
hoặc chưa kịp”. Người dân ở đây cho biết là cái tượng bị vỡ kia thì “đã vỡ từ
lâu, vứt trong kho, nay người ta vừa đem ra đặt vào đấy để vu vạ cho chúng tôi
đấy, họ lừa các bác chứ lừa sao được chúng tôi”!
Tại một xã ở nơi
thôn cùng xóm vắng kia mà cũng sử dụng được chiêu “dựng hiện trường giả” cho dù
quá thô thiển thì cái chiêu bẩn về hai “bao cao su” trong một vụ án động trời
dạo nọ thì có gì đáng ngạc nhiên đâu! Chỉ xấu hổ cho đất nước thôi, một đất
nước đang hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới mà lại biến pháp luật thành
một trò đùa thì quả thật là đau đớn, tủi nhục. Chính vì thế, chúng tôi càng
thấy những vấn đề đặt ra trong thư gửi Chủ tịch Nước càng có ý nghĩa hơn khi
Công An Long An đã họp báo và báo chí, truyền thông trong nước đã nhanh nhạy
đồng loạt đưa tin về vụ Phương Uyên.
Tại sao lại nói vậy?
Trong thư gửi Chủ
tịch Nước, chúng tôi đã nhắc lại thời trai trẻ của một số trong chúng tôi, khi
theo tiếng gọi của đất nước, tham gia cách mạng đã thuộc nằm lòng câu thơ
"dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân
sống chỉ coi còn một nửa", vì vậy "Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng
không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành
yêu" như những dòng thơ giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc
sống có ý nghĩa, không chỉ "hiền ngoan" để trở thành phường "giá
áo túi cơm", khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công. Nhắc lại
điều này, chúng tôi muốn từ "THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC" mà nhắc nhở động
viên thế hệ trẻ phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí
tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội.
Chừng nào Biển Đông
còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm
quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước,
khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân
tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược. Phải
thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần
Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do "úy tử tham sinh", muốn "ngôi cao,
lộc lớn" đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong
lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.
Chính vì thế, nhân
sự kiện Phương Uyên, sự kiện Việt Khang… từ "THƯ GỬI CHỦ TỊCH nhầy
NƯỚC", chúng tôi muốn cổ vũ một lý tưởng sống cho con em chúng ta, không
chạy theo lối sống gấp, thực dụng theo nghĩa chỉ chăm lo cho riêng mình, hoặc
đắm chìm ăn chơi trác táng trong các vũ trường, trong thế giới của các “người
mẫu chân dài”, các “quý tử” tiêu tiền như rác, thay đổi mốt ô tô đời mới như
cơm bữa và tự hào với những biệt danh kệch cỡm, lố bịch biểu tượng của nhiều
đôla, nhiều vàng đeo trên tay, trên cổ nhưng lại được báo chí tốn không ít giấy
mực để “lăng xê” đầy trên các sạp báo. Chúng tôi mong muốn họ phải dấn thân vì
một lý tưởng cao đẹp, dám quên mình vì sự nghiệp cao cả của dân tộc, căm thù
quân xâm lược không chỉ bằng lời nói suông mà bằng hành động cụ thể tỏ rõ tinh
thần yêu nước.
Chúng tôi ao ước thế hệ thanh niên hôm nay, con em của thế hệ
cha anh đã từng dám hy sinh thân mình vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân để làm nên
Cách mạng Tháng Tám, làm nên thắng lợi của 3 cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Đại Hán để có một Việt Nam Độc lập, non sông
quy vào một mối như hôm nay phải biết sống như thế nào xứng đáng với cha anh
mình, biết đặt ra câu hỏi: "Nếu tôi không cháy
lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng
tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?".
Qua thông tin từ
cuộc họp báo của CA Long An và tin của báo chí truyền thông trong nước về
"lời thú tội" của nữ sinh viên Phương Uyên được đưa ra trong cuộc họp
báo, bằng những thực tế đã trải nghiệm, chúng tôi mong được trực tiếp gặp gỡ
Phương Uyên để hiểu rõ về những sai lầm mà cháu đã phải (hay buộc phải) thừa
nhận, nhằm biết chính xác tâm trạng, động cơ đấy cháu đến những sai lầm như vị
đại tá CA đã công bố trong cuộc họp báo. Để làm gì? Để góp phần cùng gia đình
và nhà trường giáo dục cháu, và cũng để rút kinh nghiệm cho việc thu thập thông
tin của chúng tôi trên mạng và trên báo đài nước ngoài, vì báo chí truyền thông
trong nước thì đều đã đồng loạt đưa tin, để liệu xem có thể biết được một cách
thật khách quan về tính trung thực đạt được đến đâu trong những tin đã đưa. Dự
định này cũng tương tự như cách đây mấy tuần, một vài trong chúng tôi, những
người đã ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC, đã đến tòa báo Tuổi Trẻ để tỏ rõ
thái độ của chúng tôi về sự kiện Hoàng Khương trong một kiến nghị gửi đến những
cơ quan có trách nhiệm.
Ngay cả khi vị đại
diện của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, tại cuộc họp báo cho biết
là “trước đó đã nhận được thông báo của Công An tỉnh Long An về việc bắt tạm
giam Nguyễn Phương Uyên và “cũng đã làm rõ văn bản được cho là của các sinh
viên trường đề nghị trả tự do cho Phương Uyên…” chúng tôi muốn được gặp các vị
để hỏi thêm cho rõ, tại sao đã biết được như vậy rồi mà các vị lại không động
viên an ủi bà mẹ của Phương Uyên khi bà hoang mang, lo sợ cho con gái mình bị
bắt đem đi, không biết ai bắt và vì sao bắt? Hỏi thêm cho rõ vì quả thật nếu
đúng như vậy thì không hiểu lãnh đạo trường Đại học CNTP tpHCM định nêu một tấm
gương thế nào trước xã hội, trước nỗi đau một người mẹ của sinh viên đã đến cầu
cứu họ?
Một số trong chúng
tôi cũng từng đứng trên bục giảng của trường Đại học, càng nghĩ phải có trách
nhiệm trực tiếp gặp gỡ Phương Uyên, trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với sinh viên
bạn bè của Phương Uyên, và trực tiếp gặp gỡ các đồng nghiệp của mình tại trường
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM để hiểu rõ ngọn ngành, nhằm lấy lại lòng
tin vào các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc Phương Uyên mà thú thật chúng
tôi chưa thể an lòng được vì tính thiếu công khai, thiếu minh bạch của những
việc họ đã làm và đang làm để buộc tội một nữ sinh viên như cô gái 20 tuổi này!
Chính vì thế, nếu
được ghi thêm vào nội dung THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC, có lẽ chúng tôi phải đề nghị
Chủ tịch chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho một số chúng
tôi, những người đã ký tên gửi thư đến Chủ tịch, thực hiện được những điều vừa
nói trên, anh Thọ nghĩ có nên không?
Anh Hồng Lê Thọ ạ,
tôi chưa dám nhận mình là người trí thức theo nghĩa đích thực của nó, nhưng tôi
nhớ câu của Edward Said trong quyển sách của ông "Về trí thức và quyền
lực":
"Người trí thức, như tôi hiểu, không phải là người làm hòa
dịu, cũng không phải là người tạo dựng sự đồng thuận, mà là người dấn hết thân
mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm cơ sở; trí thức là người
từ chối, dù phải trả với giá nào, những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm
cũ, những kết luận chiếu lệ nơi lời nói và hành động của những người có quyền
hoặc của những đầu óc máy móc.
Đâu phải họ chỉ từ chối một cách thụ
động mà thôi: họ còn tích cực, công khai nói lên tiếng nói của họ. Lựa chọn cốt
yếu mà người trí thức phải đối phó là: hoặc liên minh với sự bền vững của người
thắng trận, người chế ngự, hoặc - và đây là con đường khó khăn nhất - xem sự
bền vững đó như đáng cảnh báo, như một tình thế có cơ nguy đưa người yếu và
người thua cuộc đến chỗ diệt vong. Nghĩ đến kinh nghiệm lệ thuộc của kẻ yếu và
kẻ thua, người trí thức không quên những tiếng nói và những người đã bị lãng
quên".
Khi ký tên vào THƯ
GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC" ngày 30.10.2012 tôi nghĩ đến những ý ấy của Edward Said.
Thư đã dài, mong anh
tiếp tục làm "NGƯỜI LÓT GẠCH" cho những dặm đường còn nhiều gian
truân, nhưng anh Thọ ơi, trên mặt đất vốn không có đường, người ta đi lâu thì
thành đường thôi. Vậy thì chúng ta vẫn cứ phải mỗi người lót một viên gạch cho
thế hệ trẻ vững vàng đi tới.
Rất thân mến
Tương Lai
TP HCM ngày
6.11.2012
Các cháu cứ chống chính quyền thoải mái, cứ phất cờ ba sọc thoải mái, bị bắt có bác Tương Lai và các bác "đồng rận" viết thư kiến nghị trả tự do cho các cháu với lý do các cháu chỉ chống Trung Quốc thôi mà :)))
Trả lờiXóaTổ sư bố Thằng Tương Lai kia, mày ăn gì mà ngu thế,chính quyền người ta ko lam gì mày chứ, phải Ông, ông xúc cứt ông đổ vào mõm mày.
Trả lờiXóa