Tài và đức vốn song hành trong mỗi thực
thể con người, điều nhất thiết cần là phải dung hoà được những mặt tích cực và
tiêu cực của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó". Bần rất tâm đắc với câu nói này và có khuynh hướng
ủng hộ khía cạnh đạo đức hơn.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn!
Tài danh hiếm, song tài danh đó phục vụ cho những điều thiện thì xã hội sẽ được ổn định mà phát triển đi lên, tài danh phục vụ cho những điều ác thì chỉ làm rối ren và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Có ai phủ nhận Hitler có tài? Nhưng tài năng đó của Hitler đã đẩy thế giới vào những cuộc tàn sát thê lương, ly tán…Có ai bảo Bill Gates bất tài? bất tài thì làm sao đưa cả thế giới vào một kỷ nguyên mà con người có thể “xích lại” gần nhau bất chấp khoảng cách địa lý. Hay ở Việt Nam, những cái tên như Nguyễn Văn Mười Hai, Tăng Minh Phụng, Năm Cam… nếu không tài sao có thể làm được những việc mà những người bình thường khác không làm được, chiểu theo pháp luật, chiểu theo đạo đức xã hội thì những cái tên ấy đáng bị lên án, nhưng ở một khía cạnh tích cực cũng không thể phủ nhận những tài năng tích cực của họ. Chúng ta không khuyến khích những tài năng kiểu ấy, cái mà chúng ta cần khuyến khích là những tài năng như Võ Nguyễn Giáp, Trần Đại Nghĩa…bởi tài của họ được kiểm soát và dung hoà bởi khía cạnh đạo đức.
Dông dài cũng là để bạn đọc đồng tình với quan điểm của Bần rằng: Trong xã hội, vấn đề đạo đức cần phải được xem trọng trước hết.
Tuy nhiên, gần đây, không ít người phải than phiền về tình trạng xuống cấp về đạo đức, tình trạng tiêu cực xã hội tràn lan trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống và không chính thống, không khó để tìm ra những thông tin giật gân như cướp, hiếp, giết, bạc đãi, tham ô, tham nhũng…mà có vẻ như tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì sao vậy?
Nhân
cách con người chịu tác động bởi nhiều yếu tố, con người khi sinh ra bản tính
vốn lương thiện, nhưng qua thời gian, chịu sự tác động nhiều mặt từ môi trường
sống, môi trường giáo dục mà dần hình thành nên tính cách khác nhau.
Đầu
tiên phải kể đến là yếu tố gia đình, nếu những bậc làm cha làm mẹ không trở
thành những tấm gương sáng về đạo đức thì chẳng mong gì con họ sẽ có đạo đức
trong sáng; những bậc làm cha, làm mẹ không dành thời gian để theo dõi uốn nắn
kịp thời những sai phạm của con thì sẽ dẫn đến việc đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc
sai lầm nhiều hơn, mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chúng
ta thử thẩm định qua một vài trường hợp:
Lê
Văn Luyện đã quá khét tiếng bởi sự ra tay tàn độc, Luyện còn rất trẻ, y đã sinh
ra và lớn lên trong môi trường gia đình như thế nào? Luyện gần như được tự do
từ nhỏ, gia đình không quản, xã hội cũng phó mặc… bản thân y không tự tu dưỡng,
lao vào những tệ nạn để rồi lúc túng thiếu thay vì phải lao động để kiếm tiến thì
y chọn việc cướp bóc là kế sinh nhai, cho giết người là nghề, đó rõ ràng là hậu
quả từ nhiều yếu tố, song gia đình vẫn là yếu tố chính.
Huỳnh
Thục Vy một người con gái có hình thức khá bắt mắt, sở học cũng tương đối,
nhưng Vy đã chọn cho mình con đường thế nào?
Chúng
ta cũng có thể cảm thông cho Vy bởi sống trong gia đình mà người cha lúc nào
cũng chứa chất hận thù giai cấp trong lòng, trong cuộc sống hằng ngày Vy và các
em của Vy luôn bị “nhồi sọ” bởi những bức xúc, bất mãn của người cha với chính
quyền thì con cái khó thoát ra khỏi nếp nghĩ, ý thức hệ gia đình được. Có lẽ
chúng ta nên bày tỏ sự tiếc nuối hơn là trách móc chị em Vy và cũng sẽ là đương
nhiên dễ hiểu khi một ngày nào đó chứng kiến Vy và các em tiếp tục sa chân vào
vết xe đổ mà người cha một thời nhầm lẫn…
Kế
đến là môi trường giáo dục của xã hội (trường học), không phủ nhận thực trạng
có nhiều tiêu cực liên quan đến giáo dục, hệ luỵ từ việc chạy trường cho con,
dạy thêm, đối đãi thiên lệch với giáo viên của phụ huynh dẫn đến thiên vị của
giáo viên với học sinh… làm vấy bẩn môi trường giáo dục; những “con sâu làm rầu
nồi canh” như đổi tình lấy điểm, học trò đánh thầy, thầy phạt học trò dã man,
học sinh đánh nhau dã man…lại càng làm cho bức tranh về giáo dục thêm ảm đạm.
Đó đều là những nguồn độc hại tác động đến nhân cách mà nếu không chấn chỉnh sẽ
là mối nguy hại lớn cho xã hội. Trong các nguồn độc hại trên thì yếu tố “người
thầy” vẫn có tầm ảnh hưởng lớn hơn hết. Người Á Đông nói chung, người Việt nói
riêng vẫn nặng quan niệm “tôn sư trọng đạo”, người học trò luôn thần tượng
người thầy và vì thế những quan điểm của người thầy sẽ nhanh chóng lan toả mạnh
mẽ và triệt để đến người học trò của họ. Vì thế, không khó để nhìn thấy trước
những hệ luỵ từ những người thầy như Phạm Minh Hoàng, Định Đăng Định, Thái Bá
Tân…học trò của họ sẽ ra sao nếu ngày ngày vẫn được giảng dạy bằng những người
thầy như thế?
Môi
trường sống, môi trường làm việc cũng có phần ảnh hưởng không kém, đó là lý do
mà các bậc phụ huynh lương thiện muốn tìm cho mình một khu vực an ninh để an
cư, tìm cho mình và con mình một công việc chính đáng để lạc nghiệp dựa vào chính
năng lực, sở trường. Nhưng bên cạnh đó không ít phụ huynh vì bất đắc dĩ phải
chọn cho mình nơi phức tạp để an cư, và phó thác con mình cho xã hội…Nói như
thế để thấy rằng trong xã hội không phải ai cũng có sự lựa chọn giống nhau và
không phải ai cũng được quyền lựa chọn. Phụ huynh ngay từ lúc tìm trường cho
con đều mong muốn hướng cho con mình vào những trường danh tiếng để con cái có
điều kiện phát triển tốt nhất, hết bậc phổ thông thì hướng cho con vào những
trường mà có thể sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm được việc làm nhàn nhã, lương
cao để có mức sống cao, nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều mong muốn
chính đáng đó.
Chúng
ta thử nhìn lại trường hợp Nguyễn Phương Uyên, một cô gái trẻ, có gương mặt dễ
mến. Trước khi bước chân vào giảng đường đại học cô vốn là cô bé ngây thơ,
trong sáng… nhưng trong thời gian học, thay vì tu chí học hành, chọn những công
việc lương thiện như bao bạn sinh viên khác để tìm thêm thu nhập, bớt phần khó
nhọc cho ba mẹ, thì Uyên lại chỉ vì bốc đồng đua đòi, muốn có được chiếc Iphone
cho sành điệu loè với chúng bạn, muốn có ngay một khoản tiền lớn mà không phải
vất vả đổ mồ hôi… nên mới lân la kết bạn với những thành phần bất hảo trên
mạng, để rồi cuộc đời cô bị cuốn vào những bất hạnh chẳng khó để nhìn thấy
trước. Đã thế, sau lần trót nhúng chàm, thay vì ngẫm lại mà ngộ ra thì cô lại
hão huyền tin theo những đường mật đầu môi của những kẻ quấy rối chính quyền,
chúng suy tôn cô thành “anh thư dân chủ”, một thứ danh hão mà hơn ai hết cô
phải là người hiểu rõ rằng mình chẳng bao giờ xứng đáng. Không chỉ cô mà người
mẹ thương yêu của cô cũng chỉ vì những tình cảm xót thương rất nặng tình mẫu tử
với con mình đã vô tình bị những con quỷ mang lốt người mặc áo chùng đen lôi
kéo vào vòng ma quỷ, đến nỗi khiến bà bà đổi tính. Tại phiên toà sơ thẩm, người
mẹ này đã biểu lộ sự vui mừng không kìm chế được khi nghe con mình bị tuyên án
với câu cảm thán: “Ôi! Chỉ sáu năm thôi!” khiến những người xung quanh bà lúc
ấy phải nhìn bà với ánh mắt ái ngại.
Nghĩ
đến Phương Uyên, Bần bất chợt nhớ đến câu chuyện về cô gái thế hệ 9x tên Jiulinghou ở Quảng Đông, Trung Quốc đã
sẵn sàng lên mạng rao bán trinh tiết của mình cho bất kỳ người đàn ông nào để
được sở hữu duy chỉ chiếc Iphone 4. Đây là điều đau xót cho bất kỳ người có
lương tri nào khi nghĩ về những quan niệm, cách sống của một bộ phận giới trẻ
hiện nay.
Hay
trong lĩnh vực y tế cũng vậy, là lĩnh vực mà vấn đề đạo đức được đặt lên hàng
đầu. Chúng ta vẫn thường quen thuộc với những câu khẩu hiệu như: “lương y như
từ mẫu”, “cứu một mạng người hơn xây bảy tháp chùa”… để thấy vấn đề y đức, vấn
đề cứu người là vô cùng hệ trọng. Thế nhưng ngày nay, các y, bác sỹ đã và đang
như thế nào, họ có xứng đáng là “mẹ hiền” của bệnh nhân?
Câu
trả lời có lẽ sẽ làm không ít người thất vọng, bởi có quá nhiều tiêu cực xảy ra
trong môi trường y tế mà các báo đài công khai đã nói đến rất nhiều. Và không
chỉ có môi trường y tế hay giáo dục mà gần như hầu hết các môi trường trong xã
hội, càng có nhiều lợi ích thì càng phát sinh nhiều tiêu cực. Có lẽ chỉ như hai
cha con người rừng Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã thoát ly khỏi môi trường xã
hội cộng đồng trong suốt 40 năm mới không phát sinh tiêu cực hay chịu tác động
bởi tiêu cực…, vậy nhưng chỉ về với cộng đồng hơn 01 tuần thì tiêu cực lại xuất
hiện, đến nỗi ông Hồ Minh Lâm (cháu ông Thanh) đã quyết định đốt chòi của hai
cha con người rừng để phiền phức không còn đeo bám họ.
Như
vậy, đạo đức con người, đạo đức xã hội là điều trân quý nhưng đang bị đe doạ
nghiêm trọng, và không ít người phải lo lắng rằng nó đang xuống cấp…sự xuống
cấp này chịu sự tác động của quá nhiều yếu tố, có mẫu số chung là “tiêu cực”.
Tiêu cực đó có từ đâu? (Bần sẽ tiếp tục trao đổi trong enty tới)
Ôi hôm nay đẹp giời Bần ngồi bàn chuyện đạo đức!
Trả lờiXóaSao Bần lại ghép Bill Gates với Hitler, Nguyễn Văn Mười Hai, Năm Cam.... thế?
Trả lờiXóaÖng nöi tui noi´ voi´ tui ...Ngu thi`bao gio` cung~ ngheo`con a` !
Trả lờiXóaGio` thi` tui biet´ röi`, da~ ngu thi`kg xin duoc viec lam`, ma` co´ xin duoc thi` kg biet´ lam` cung~ bi ra di thöi ! Va` ngu thi` hay ( Xao thäy` ) !
Các cụ xưa đã dạy thì cấm có sai: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cho đến bây giờ câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị đúng đắn. Trong xã hội bây giờ có thể nói đồng tiền đang chi phối mọi mặt của đời sống con người. Con người lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn tranh giành đồng tiền. Có những gia đình tan vỡ cũng chỉ vì anh em tranh giành tài sản, rồi vì thiếu thốn tiền mà giết người, trộm cắp ...Một số kẻ thì bị dụ dỗ lôi kéo làm tay sai cho nước ngoài phản bội Tổ Quốc cũng chỉ vì sức mạnh của đồng đôla quá lớn. Thế mới thấy con người không có nhân cách không có phẩm chất lương thiện vững vàng thì sẽ chẳng thể thành người có ích cho xã hội được
Trả lờiXóaNhìn vào viễn cảnh xã hội hiện nay mà nhiều tiêu cực quá. Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì ngày càng nhiều. Con người sống ngày càng ích kỉ hơn, chỉ nghĩ tới bản thân mình mà quên đi lợi ích chung của tập thể xã hôi. Có những kẻ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, lòng tham của con người ngày càng lớn. Đây chính là nguyên nhân làm cho cuộc sống càng ngày càng trở nên tiêu cực hơn, người người nghi ngờ lẫn nhau, dẫm đạp lên nhau mà sống. Thật đáng buồn cho cuộc sống như thế này.
Trả lờiXóaĐúng là bây giờ vấn đề đạo đức trong xã hội đang bị lãng quên và xem nhẹ. Có thể thấy giới trẻ bây giờ sống nhanh và sống vội lao vào cuộc đấu tranh giành đồng tiền mà dùng mọi thủ đoạn bất chấp lương tâm, nhân cách. Hay cách tham gia giao thông khi có tai nạn giao thông xảy ra người dân hiếu kì đứng xem mà chẳng ai chịu vào giúp đỡ, con người bây giờ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình mà quên đi đồng loại. Phải chăng cuộc sống hiện đại đã làm mất đi những giá trị truyền thống của dân tộc ta.
Trả lờiXóaĐã lâu rồi trong cuộc sống không còn thấy các tấm gương về đạo đức nhân phẩm được tuyên dương để mọi người cùng noi theo học tập. Có thể thấy xã hội bây giờ nhân phẩm đạo đức con người xuống cấp một cách ghê gớm. Có vẻ người ta không còn coi trọng những điều đó nữa. Con người sống vô cùng thực dụng và quên hết những giá trị đạo đức vốn là nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Đây là một thực trạng đáng buồn mà nếu ta không chỉnh đốn ngay thì tương lai sẽ còn nguy hại hơn rất nhiều.
Trả lờiXóaĐạo đức là một yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống nếu thiếu đi đạo đức con người sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tiêu biểu như trong ngành y, nếu các bác sĩ thiếu đi y đức làm việc thiếu trách nhiệm thì hậu quả đối với bệnh nhân sẽ như thế nào? Hay trong ngành giáo dục nếu đội ngũ thầy cô giáo không có đạo đức tốt thì sẽ truyền dạy cho các em những điều không hay ho rồi làm hỏng cả thế hệ tương lai của đất nước. Thế mới thấy tầm quan trọng của đạo đức trong mỗi con người.
Trả lờiXóa