Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Mộc mạc thôi mà sao nghe bồi hồi...

Một bài viết bình dị nhưng chứa đựng nhiều nội dung cần suy ngẫm. Có thể ai cũng biết, song không phải ai cũng xâu chuỗi lại để làm nên khái niệm về những xảy ra trong đời thường... như một bạn viết dưới đây, mời tham khảo:

 

Phải chăng chửi Nhà nước là bị bắt?


Tôi là một thằng Việt Nam có chuẩn mực, nghĩa là tôi ghiền café và ….nhiều chuyện. Tôi thích lê la các quán cóc nơi chợ búa, ngã tư, …. Uống ly café , đọc tờ báo ngày , tai dỏng lên nghe lóm đủ thứ chuyện trời ơi đất hỡi của bà con buôn bán, xe ôm, công nhân, các bác hưu trí…. là thú vui tao nhã của tôi . Quán Café cóc cung cấp lượng thông tin rất dồi dào và loạn xì ngầu , dẫu vậy tôi vẫn thấy nó xác thực hơn loại tin nhào nặn của các “mạng lưới Blogger”. Quán café cóc có lẽ là nơi bà con mình phát ngôn thoải mái và rôm rả nhất . Tôi thích nhất là nghe bà con …chửi . Vâng , cái sự chửi hồn nhiên bộc trực nơi quán xá mới đáng yêu làm sao , nó phản ánh đầy đủ tâm tư của con người . Mỗi khi có một việc tiêu cực như tham nhũng , lún đường, sập cầu , xăng tăng giá .vvvv…. bà con bàn tán đã đời và chửi nhà nước . Một câu chửi mà tôi thường nghe từ các anh, các bác ( thô tục, nhưng tôi đành chép nguyên văn ra đây ):



- Đ.M , mấy ông nhà nước làm ăn như con c…

Tuy tục thật nhưng đúng. Nhà nước để tiêu cực xảy ra thì bị dân chửi là phải đạo. Dù người chửi có thể học vấn không thuộc hàng giáo sư tiến sĩ nhưng họ chửi đúng bản chất vấn đề . Cùng đối diện với một sự việc tiêu cực , những anh Chống Cộng , những nhà rân chủ sẽ chửi thế này :

- Cộng Sản là thế , sư bố Cộng sản vv..vv..vv ( nghĩa là cái sai do bản chất Đảng Cộng Sản )

Người dân phân biệt rõ ràng hai khái niệm Đảng cầm quyền & chính phủ . Họ có thể chửi nhà nước hay đích danh một ông bộ trưởng thậm chí Thủ tướng vì sai phạm nhưng cách họ chửi không chất chứa hận thù, không chụp mũ . Họ không đánh đồng hiện tượng tiêu cực với bản chất Đảng cộng sản . Họ có thể chửi Đảng như các anh Chống Cộng đấy chứ , chả có công an nào mò ra quán café cóc bắt họ vì họ chửi Đảng . Thế nhưng họ không chửi như thế , vì rất lạc lõng vô duyên , chả ai tán đồng . Vâng , có thể họ ít học , thậm chí có người mù chữ nhưng họ rất biết cách chửi. Văn hóa chửi của người Việt Nam nó trong sáng , lương thiện hơn văn hóa chửi của các anh Chống Cộng , những nhà Rân chủ .

Hàng xóm của tôi có một bác năm nay tám chục mùa xuân, thời kháng chiến chống Mỹ , bác đào hầm nuôi giấu cán bộ , du kích trong nhà , cũng từng nếm trải tù đày mấy năm . Hôm nọ bác nhờ tôi chở lên phường cho bác chứng giấy tờ đơn thư gì đó. Ở phường , tôi đứng ngoài hút thuốc đơi bác . Chẳng biết có rắc rối gì hay cán bộ phường quan liêu mà tôi nghe bác nói sang sảng:

- Mấy ông làm ăn quan liêu dzậy hả , đối xử với dân dzầy sao . Mai mốt Mỹ nó oánh nữa thì ai gánh gạo lên chiến khu mà nuôi mấy ông ?

Ngẫm cho kỹ , câu chửi bộc trực của bác thật sâu sắc . Không văn hoa màu mè nhưng thông điệp rất rõ ràng “năm xưa chính nhân dân cùng Đảng chiến đấu trước giặc ngoại xâm , người dân tin tưởng Đảng. Thời bình thì làm gì làm , Đảng không được làm mất lòng tin của nhân dân” .

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi “ tại sao dân toàn chửi nhà nước , chả thấy khen ?” , vậy có phải người dân chán ghét nhà nước lắm rồi không ? không chịu nổi thể chế hiện tại rồi chăng ?

Trước hết văn hóa Việt Nam mình rất ít khi mở lời khen ngợi . Trong gia đình , con cái ngoan hiền, sống có đạo đức , lương thiện , làm bao nhiêu việc tốt nhưng cha mẹ có mấy khi khen con mình tốt, mặc nhiên xem con mình thì nó phải thế . Ấy thế mà khi đứa con phạm lỗi thì cha mẹ la mắng ( đôi khi nặng lời ). Trên bình diện xã hội thì cách ứng xử của người dân với Nhà nước cũng thế . Nghĩa là những gì nhà nước làm được cho người dân suốt mấy chục năm qua nhân dân biết chứ không phải không nhưng đó là chuyện đương nhiên , việc gì phải khen. Con đường trước nhà tôi toàn ổ gà ổ voi, bụi mù mịt, vừa qua nó được tráng nhưa ngon lành , tôi rất thích nhưng tôi chẳng việc gì phải khen nhà nước .

Tôi là hàng thanh niên 8x , khi tôi biết nhận thức thì đất nước đã qua thời bao cấp nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn lắm . Những năm qua tôi thấy cuộc sống quanh mình thay đổi rất tích cực . Tôi có may mắn được đi nhiều vùng miền , cả những vùng sâu vùng xa, tôi tận mắt chứng kiến sự thay đổi ở đất nước tôi . Là một thằng dân bình thường nhưng có lẽ hiểu biết của tôi về đời sống người dân nhiều hơn các vị nhân sĩ trí thức suốt ngày giam mình ở café máy lạnh .

Với cá nhân tôi , con đường Việt Nam đang đi là ổn . Nhà nước Việt Nam cơ bản là một nhà nước tốt . Thể chế chính trị hiện tại với tôi là chấp nhận được dù rằng còn nhiều mặt tiêu cực cần khắc phục . Với tôi (cũng như đa số nhân dân), cái chính thể mà mình đang sống như với một ….cô vợ rất nhiều tật xấu nhưng cô ấy biết làm ăn buôn bán , lo lắng cho chồng con . Ừ thì nhiều tật xấu đáng ghét thật nhưng không ai dại dột bỏ cô vợ như thế để cưới vợ khác , đánh cược với hên xui . Cứ sống bình yên với vợ và dạy vợ chả tốt hơn sao . Thấy hàng loạt nước “dân chủ “ như Lybi, Ai cập ..hay Phillipin mà tôi sợ . Tôi thích cuộc sống yên ả không bạo loạn, đảo chính , không xung đột sắc tộc , tôn giáo … Mỗi một ngày trôi qua là một ngày bình yên.

Mỗi ngày trôi qua , tôi đều uống một ly café nơi quán cóc, luớt tờ Tuổi trẻ hay Thanh Niên và … chửi nhà nước !!!!

Theo Dòng Máu Lạc Hồng (Facebook)

7 nhận xét:

  1. Trên thế giới hiện nay còn mấy nước cộng sản, ở những nước này dân có được âm no hạnh phúc hay không, Tại sao trên quê hương ông Mac, ông Lê nin, người ta quăng chủ thuyết Mac Lê vào sọt rác, Tại sao khi chủ nhĩa cộng sản tới miền nam việt nam thì dân miền nam vượt biển dù có phải chết, phải gặp cướp, để trốn chạy. Ông bần hãy giải thích hộ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hè hè, tớ mạn phép Bần trả lời nhé.
      Nặc trả lời thế nào khi Mỹ bỏ kinh phí ra để lập hẳn một trung tâm nghê cứu về triết học Marx?
      Dựa vào đâu mà dám lộng ngôn bảo Đức và Nga quăng chủ thuyết Marx - Lê nin vào sọt rác?
      "Dân miền nam vượt biển dù có phải chết, phải cướp để trốn chạy" là những người hưởng lộc Mỹ, lộc chế độ VNCH sợ bị trả thù mà chạy, đó là họ tự chọn kết cục cho mình đấy chứ. Hầu hết dân miền nam ở lại, chẳng việc gì phải chạy đi đâu cả.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. Tôi là dân thường, tôi chỉ muốn sống một cuộc sống yên ổn, thanh bình. cơm no áo ấm không phải sống trong lo lắng sợ hãi là được. Nhưng hiện nay sống vất vả quá. Con cái đi học xong ra trường không xin được việc làm, bệnh tật không có tiền đi bênh viện, ăn uống toàn đồ độc hại, kinh tế rất khó khăn, quan chức thì tham nhũng, chính quyền nói một đằng làm một nẻo, chúng tôi đã cùng đường, chúng tôi, muốn có sự thay đổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy xem lại năng lực của mình trước đã bác nhé. KHông phủ nhận có nhiều người kém năng lực vẫn sung túc, song loại người đó khắc sẽ phải gánh hậu quả hệ luỵ. Tuy nhiên loại người cặn bã đó chế độ xã hội nào cũng có, thậm chí rất nhiều. Không lẽ vì những thành phần đó mà đỏi thay đổi cả một thể chế tốt đẹp sao? Thử nghĩ xem, đứa con nào cũng muốn thay đổi bố hoặc mẹ, thì kết cục sẽ thế nào?

      Xóa
  3. Bài này viết chán quá.
    Mượn từ mộc mạc, nhưng viết lại bị gò ý, không tự nhiên.
    Nếu ai đó tin rằng nhà nước này là tốt đẹp, cuộc sống bình yên, hạnh phúc thì đúng là không thực tế.
    Bản thân Đảng cộng sản đang bị mất niềm tin nghiêm trọng, nhà nước phản lại nhân dân. tệ tham nhũng, cửa quyền, tham ô, hối lộ diễn ra tràn lan ở tất cả các cấp...
    Trí thức trẻ mất niềm tin vào Đảng, lớp trẻ dễ bị dẫn dắt bởi những thành phần phản động, lưu vong . Tư duy "ăn xổi ờ thì" đang len lỏi vào tất cả các tầng lớp dân chúng.
    Lớp Đảng viên đi trước tiếng nói không còn trọng lượng trong xã hội, cũng bởi dân chúng đã quá mất niềm tin.
    Những dấu hiệu đổ vỡ của nền kinh tế đã rất rõ ràng. Nếu cứ đà này sự đổ vỡ của hệ thống chính trị là khó tránh khỏi.
    Thực tế hiện tại không thể cho ta cái nhìn lạc quan được.
    Phải có sự dẫn dắt của một tập thể đủ tài, nhận thức đúng đắn thời cuộc, tư duy nhìn xa trông rộng. Tạo nên một làn sóng cách mạng mới, làm nên một bước ngoặt lịch sử. Đặt nền móng cho một trang sử mới.
    Cũng may là nền chính trị Việt Nam đã xây dựng là một chỉnh thể thống nhất từ trên xuống dưới, nhưng mối liên hệ tưởng như díc dắc lại không được liền mạch và chắc chắn, là do thói cửa quyền mệnh lệnh sinh ra. Vì thế nếu đập vỡ được một mảng nào đó, rồi vừa phá vỡ, vừa liên kết, để hình thành nên cái mới, thì lại có thể xoay chuyển được thời thế một cách ôn hòa, không bạo động. Thời gian cũng được rút ngắn đáng kể.
    Mong như trời hạn mong mưa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phân tích của bạn thật thấu đáo, nhưng những điều ấy thì gần như ai cũng cảm nhận và tìm thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Ai cũng nghĩ tới việc "Phải có sự dẫn dắt của một tập thể đủ tài, nhận thức đúng đắn thời cuộc, tư duy nhìn xa trông rộng. Tạo nên một làn sóng cách mạng mới, làm nên một bước ngoặt lịch sử. Đặt nền móng cho một trang sử mới." Nhưng theo bạn lực lượng đó ở đâu? là những người nào? Nguyễn Gia Kiểng, Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Hữu Chánh hay Đỗ Thành Công? Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi hay Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập?

      Xóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.