Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Kể chuyện bé nghe (hay Cổ tích thời @)



Sáng dạ nhưng Tâm tối

Ngày nảy, ngày nay
Có một vị “chấy thức”
Tuy không đẹp trai
Nhưng chai mặt thì phải biết…

Ông ta xuất thân từ một gia đình thuộc diện quý tộc.Thời Pháp thuộc, cha ông từng làm Tổng đốc tại một tỉnh miền Trung đã có nhiều nợ máu với nhân dân; là chủ nhân của cuồng ngôn: “Hữu Nghệ tĩnh bất phú, vô Nghệ tĩnh bất bần” khiến biết bao đồng bào ta phải đầu rơi, máu chảy…


Xuất thân từ dòng dõi quý tộc họ “Tôn”, nhưng sau khi cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng lên, xoá tan xiềng xích ngoại bang, đạp đổ những thế lực bưng bô, làm tay sai cho giặc. Cha phải đền tội nước non, còn vị “chấy thức” kia nay phải ẩn danh, thay đổi họ tên sang một dòng dõi phổ biến ở Việt Nam là “Nguyễn” tên “Tương”, để được dễ bề lẩn trốn, yên thân, tránh búa rìu dư luận… thời ấy “chấy thức” này còn rất trẻ.
Khi đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, nhân dân ta lại một lần nữa theo Đảng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm. Bao thế hệ nối tiếp nhau thẳng hướng chiến trường, bất chấp hy sinh máu xương… thì “Tương” nhờ thông minh sáng dạ nên may mắn được Đảng cho đi học để mai này về giúp ích cho xã hội. Cuộc kháng chiến trường kỳ với biết bao hy sinh, nhưng “Tương” không hề phải ngửi dù chỉ chút thuốc súng, hay nghe tiếng rền của bom đạn giặc.
Luôn được Đảng, nhà nước trân trọng 
Hết ngoại xâm, đất nước hoà bình … “Tương” được đón trở về với tư cách là trí thức khung sườn dựng xây đất nước. Bao mong mỏi kỳ vọng của những người giới thiệu “Tương” đi thì nay cũng bấy nhiêu hồ hời đón về, nào biết đâu vị trí thức ấy lại có ngày trở thành “chấy thức” phụ lại tấm lòng của họ.

A dua a tòng
“Tương” hoà nhập xã hội, nhanh chóng sử dụng những biệt tài và kiến thức học được của mình để len lỏi đến các ngóc ngách quan trọng trong bộ máy nhà nước. Con đường tiến thân phẳng phiu đã đưa “Tương” đi từ danh vọng đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. “Tương” tự đặt cho mình bút danh “Tương Lai” với dụng ý vừa nhắc nhở bản thân về quá khứ lai tạp của mình, vừa để đặt mục tiêu cho những tham vọng rằng “ngày mai” sẽ là ngày ông xưng hùng xưng bá.
Gần 40 năm sau hoà bình lập lại, đất nước bình yên, nhưng trong “Tương” chẳng lúc nào thanh thản. Cơ hội để ông xưng hùng, xưng bá nhiều phen tưởng đã chín muồi, song rồi cũng như cơn gió thoảng qua. Nhất là thời điểm ông được đưa lên làm Viện trưởng Viện Xã hội học tại TPHCM, và là một trong những thành viên tổ tư vấn riêng cho Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt. “Tương” đã nhiều phen xoay xở từ những điều kiện này để “bơm”, để “kích”, để “xúi đểu”… hòng gieo mâu thuẫn nội tình, điều chỉnh, uốn nắn chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước theo thâm ý của ông nhưng không thành hiện thực được.
Kéo bè kết cánh
Với bản chất con người dù thông minh, sáng dạ… nhưng tối tâm. Cái kim trong bọc dẫu lâu ngày cũng phải lòi ra, “Tương” bị những người có trách nhiệm nhận diện, nhưng do không nỡ  đối xử tệ với ông và trân trọng những gì (dù ông không muốn nhưng) trong quá trình chui sâu leo cao ông đã đóng góp… “Tương” bị cho nghỉ việc nhưng vẫn được tham gia vào các hoạt động của Viện với vai trò cộng tác viên.
Ngày qua ngày, chẳng chút cải tâm. “Tương” tiếp tục theo đuổi dã tâm của mình, ẩn nấp chờ thời, hy vọng có được cơ hội để làm nhiễu nhương xã hội. 
Thất vọng khi mất chỗ dựa
Sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, Tương như người mất đi chỗ dựa, bơ vơ, lạc lõng. Chính vì sự hoang mang, thất vọng tột độ nên ông đã phản ứng như một kẻ cuồng điên vì tham vọng, kẻ đứng bên bờ thất bại của những cuồng vọng lâu ngày, nên bất kể cơ hội gì miễn là chống lại chế độ, bất kể thời cơ gì miễn là chống chính quyền, bất kể điều kiện gì miễn là chĩa mũi dùi dư luận tấn công vào lãnh đạo Đảng, nhà nước là “Tương” không từ dù chỉ một bước. 
Không từ bỏ cơ hội
“Tương” lầm lũi cóp nhặt sự kiện từ những vụ việc chẳng mấy vinh quang: ủng hộ cô bé Phương Uyên rải tờ rơi chống chính quyền, kẻ đồng phạm trong âm mưu khủng bố để phản đối chính quyền; tìm đến tận nhà Nguyễn Hoàng Vy để thu thập tin, tìm sai phạm của chính quyền nhằm rêu rao phản đối… Hay đến các sự kiện to lớn hơn là phản đối chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Biển Đông, góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, kỷ niệm ngày chiến thắng biên giới năm 1979… đã không bị “Tương” bỏ lỡ. 
Chỉ đạo "nghệ thuật"
Từ một người khệnh khạng ở chức danh Viện trưởng, coi cấp dưới không ra gì… “Tương” sẵn sàng hạ mình làm cu li, cần mẫn viết đơn, kiến nghị, thư ngỏ… theo yêu cầu của một vài “đại ca” từ Hà Nội. Thế mới thấy cái câu nói của người xưa “Đời lên voi xuống chó” ứng với người đầy tham vọng như ‘Tương” quả không sai.
Nhưng kết cục dành cho kẻ sáng dạ nhưng tối tâm như thế nào thì không khó để có thể đoán ra được.
Đơn độc
PGS Tương Lai giờ đây lộ diện là GS Tai Ương bị người đời ghẻ lạnh, đơn độc dày vò với những hậm hực mà cuộc đời ông tự ươm mầm và tự gặt hái.


6 nhận xét:

  1. Trong cái hình "A dua a tòng" có ông áo xanh tóc trắng, nhìn y như bác Trọng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là Chu Hảo Hảo đó bạn.

      Xóa
    2. Bác Trọng sao có thể ngồi cùng với đámí được chứ!
      Ngưu tầm ngưu mà rận chủ thì phải tìm rận chủ chứ, phải không bạn?

      Xóa
  2. Thằng Hảo đầu bạc, trước vừa làm thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ vừa làm giám đốc khu công nghệ cao Hòa lạc, về hưu rồi đổi màu.

    Trả lờiXóa
  3. Toàn những người được ăn lộc chế độ rồi lại phản phé. Thời buổi nhiễu nhương, tiểu nhân đắc chí!

    Trả lờiXóa
  4. Ông này không có phúc từ bà mẹ (vợ thứ 4 của Tổng đốc Tôn Thất Đàn)thì chắc gì có ngày hôm nay. Trái với ông chồng, bà mẹ lại là người có tấm lòng với đất nước.

    Trả lờiXóa

HÃY TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ!

Những người quan tâm đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức Osin, thì không nên bỏ qua bài viết này.